Tác dụng của măng cụt đối với sức khỏe và những lưu ý khi ăn
Lá đinh lăng có tác dụng gì? / "Điểm danh" những tác dụng của cải xoong đối với sức khỏe
Măng cụt (Mangosteen, tên khoa học là Garcinia mangostana) là giống trái cây xứ nhiệt đới, và có nguồn gốc tại Đông Nam Á. Ngày nay, chúng được trồng rộng rãi tại cả các vùng có khí hậu nóng ẩm như Ấn Độ, Colombia hay Puerto Rico. Mùa măng cụt thường bắt đầu vào tháng Tư và kết thúc vào khoảng cuối tháng Sáu.
Đối với măng cụt chín, phần ăn được là phần thịt có màu trắng phía trong (được chia thành nhiều múi). Phần vỏ màu tím đậm bên ngoài tuy không ăn được nhưng có thể dùng để nấu nước hoặc xay bột.
Măng cụt thường xuất hiện trên thị trường dưới dạng quả tươi hoặc nước ép nhưng cũng có thể được đóng hộp hoặc là thành phần trong các thực phẩm bổ sung. Các sản phẩm từ măng cụt thường bao gồm phần thịt hoặc vỏ được xay nhuyễn thành bột.
Theo Angimex.com, dưới đây là thông tin dinh dưỡng trong 100g măng cụt (dạng quả tươi):
Calo | 60 – 63
|
Chất đạm | 0.5 – 0.6g |
Chất béo | 0.1 – 0.6g |
Chất bột đường
| 10 – 14.7g |
Chất xơ | 5 – 5.1g |
Canxi | 0.01 – 8mg
|
Photpho | 0.02 – 12mg |
Sắt | 0.2 – 0.8mg |
Vitamin B1
| 0.03mg |
Vitamin C | 1 – 2mg |
Ngoài ra măng cụt còn chứa Kali, Mangan, vitamin B3, B9 cùng các thành phần dinh dưỡng khác.
2. Các tác dụng tuyệt vời của măng cụt đối với sức khỏe con người
Dưới đây là 12 tác dụng của măng cụt đối với sức khỏe bạn không thể bỏ qua:
2.1. Ngăn ngừa ung thư
Phần vỏ quả măng cụt có chứa xanthone với tác dụng phòng ngừa ung thư, kháng viêm và kháng khuẩn. Xanthone có trong quả măng cụt có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của các gốc tự do phát triển thành ung thư. Để mang lại hiệu quả cao hơn, măng cụt thường được sử dụng riêng hoặc cùng với các loại thuốc chống ung thư khác.
2.2. Chống viêm
Chiết xuất măng cụt có tác dụng chống dị ứng và kháng viêm bằng cách hạn chế việc tiết ra histamin và prostaglandin trong cơ thể, các hợp chất trực tiếp dẫn đến viêm và sưng tấy.
2.3. Giảm quá trình lão hóa của cơ thể
Măng cụt còn được biết tới là loại quả giúp cơ thể phục hồi và đảo ngược các ảnh hưởng xấu của bệnh tật. Chứa hợp chất xanthone cùng nhiều loại vitamin A, C, E,... việc uống nước ép măng cụt sẽ giúp hạn chế tốc độ lão hóa của các tế bào và nâng cao khả năng chống oxy hóa của cơ thể.
2.4. Chăm sóc da
Tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, nấm, dị ứng và ngăn ngừa lão hóa của măng cụt. Đặc biệt hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiều vấn đề về da như viêm da, lão hóa da, eczema, dị ứng, nhiễm khuẩn và ung thư da.
2.5. Nâng cao miễn dịchMăng cụt giàu kháng thể xanthone, dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, có tác dụng bảo vệ cơ thể và nâng cao hệ miễn dịch khỏi ốm đau bệnh tật.
2.6. Giúp vết thương chóng lành
Với nhiều chất kháng khuẩn và chống viêm, măng cụt đặc biệt phù hợp khi sử dụng làm thuốc uống để chữa lành vết thương.
Phần lá và cỏ cây thường được dùng chung với các loại thảo dược khác để áp lên vết thương trong quá trình phục hồi. Sử dụng phương thức này kết hợp với việc uống nước đun từ lá và vỏ cây măng cụt sẽ giúp vết thương chóng lành.
2.7. Điều hòa kinh nguyệt
Rễ cây măng cụt có tác dụng điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ và giảm nhẹ các triệu chứng mà chị em có thể gặp phải tiền kinh nguyệt.
2.8. Chữa tiêu chảy và kiết lỵ
Phần vỏ và thịt của quả măng cụt là thành phần đặc trưng của các bài thuốc chữa những chứng bệnh liên quan tới tiêu hóa. Tùy vào loại bệnh mà người ta sẽ sử dụng thuốc sắc (cho tiêu chảy) hoặc thuốc bột (cho kiết lỵ).
2.9. Chữa nhiệt miệng hoặc nấm
Vỏ và lá cây măng cụt có tác dụng làm se và đặc biệt hữu dụng cho việc chữa khỏi các chứng bệnh như nhiệt miệng hoặc nấm.
2.10. Phòng ngừa bệnh tim mạch
Những rủi ro sức khỏe liên quan đến đột quỵ hay xơ vữa động mạch có thể được giảm thiểu đáng kể, với tác dụng chống lão hóa tế bào và peroxy hóa chất béo giúp bảo vệ và ngăn ngừa tổn thương tim của măng cụt.
2.11. Chống và ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Việc sử dụng măng cụt là phương pháp hữu hiệu trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường, do khả năng điều hòa và giữ lượng đường trong máu cân bằng của chúng.
2.12. Hỗ trợ giảm cân
Thêm măng cụt vào trong khẩu phần ăn là một cách hiệu quả giúp bạn giảm cân nhanh hơn. Kháng thể xanthone đặc biệt hữu dụng trong việc khắc phục tác hại của cholesterol xấu cũng như ổn định huyết áp để giúp bạn đạt được vóc dáng mơ ước trong thời gian ngắn nhất.
Ngoài ra, măng cụt còn thêm nhiều tác dụng tích cực như giúp hơi thở thơm tho hơn hay nâng cao mức độ minh mẫn của tinh thần.
3. Những tác dụng phụ nên lưu ý khi ăn và sử dụng măng cụt
3.1. Tác dụng phụ khi ăn măng cụt
Có rất ít nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng măng cụt tươi (dạng quả) đem lại tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu bạn có ý định sử dụng các sản phẩm làm từ măng cụt đã được cô đặc (như thực phẩm bổ sung, nước ép hay bột) nên lưu ý rằng tác dụng phụ là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Chính vì măng cụt chứa hàm lượng kháng thể xanthone cao, việc sử dụng các sản phẩm cô đặc nói trên có thể làm chậm quá trình đông máu của cơ thể.
Do đó, nếu bạn mắc bệnh máu khó đông hoặc đang sử dụng các loại thuốc chống đông máu, hãy nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ và các chuyên gia y tế khác trước khi thêm măng cụt vào khẩu phần ăn hoặc sử dụng thực phẩm bổ sung.
Những tác dụng phụ đáng kể khác của măng cụt có thể kể đến là cản trở quá trình điều trị bệnh (xạ trị/hóa trị) hoặc tăng lượng axit lactic trong cơ thể dẫn đến nhiễm toan lactic. Tuy nhiên, đây là những trường hợp hiếm gặp hơn và hoàn toàn có thể tránh khỏi nếu theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Ngoài ra, măng cụt cũng có thể đem lại các tác dụng phụ như đau đầu, mất ngủ, dị ứng, khó thở hay buồn nôn, tuy nhiên không có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng loại quả này trực tiếp gây ra các triệu chứng trên. Nếu bạn gặp phải những dấu hiệu trên, tốt nhất nên ngừng việc sử dụng măng cụt ngay.
Phần lớn các tác dụng phụ kể trên chỉ xuất hiện trong ngắn hạn, trong trường hợp bạn ăn quá nhiều măng cụt hoặc sử dụng quá nhiều các sản phẩm làm từ măng cụt. Để tránh gặp phải những hiện tượng trên, hãy lưu ý đến liều lượng sử dụng măng cụt của bản thân.
3.2. Đối tượng nào không nên ăn măng cụt?
Chính vì những tác dụng phụ kể trên, những bệnh nhân mắc các bệnh về máu (như bệnh đa hồng cầu, máu khó đông,…) hoặc đang sử dụng thuốc đều không nên ăn măng cụt.
Ngoài ra, các bệnh nhân mắc những bệnh liên quan đến đường tiêu hóa cũng nên giảm liều lượng hoặc ngừng sử dụng măng cụt hoàn toàn.
Đối với những đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai hoặc cho con bú, người bị dị ứng hay các bệnh nhân xạ trị/hóa trị, phương án an toàn nhất là kiêng việc sử dụng măng cụt dưới bất kỳ hình thức nào trong thời gian này.
3.3. Liều lượng sử dụng măng cụt
Khi ăn măng cụt hoặc sử dụng các sản phẩm làm từ măng cụt, bạn nên đặc biệt lưu ý đến liều lượng dùng. Tuy khoa học hiện tại chưa có đủ cơ sở để đưa ra được số liệu chính xác về liều lượng sử dụng phù hợp, ta vẫn có thể tìm ra cho mình một tiêu chuẩn nhất định dựa trên độ tuổi, thể trạng cùng những chỉ dẫn của các chuyên gia y tế.
Như đã đề cập ở trên, sử dụng măng cụt tươi là “an toàn” hơn các dạng khác. Đây là loại trái cây theo mùa, đồng nghĩa với việc ta không thể ăn quá nhiều trong thời gian dài dẫn đến những tác dụng phụ đáng kể. Đối với các sản phẩm làm từ măng cụt như thực phẩm bổ sung, nước ép hay bột; không nên tự ý sử dụng với liều lượng lớn mà không tham khảo hoặc tuân theo chỉ dẫn của các bác sĩ.
4. Cách chọn, sử dụng và bảo quản
Những quả măng cụt tươi và thơm ngon nhất thường có lớp vỏ màu tím thẫm, với kích thước và độ cứng vừa phải. Trong quá trình chọn mua, lưu ý chỉ chọn những quả mà phần cuống còn nguyên vẹn, và để ý tới phần “hoa thị” dưới đáy để nhận biết được trái măng cụt có bao nhiêu múi.
Trong quả măng cụt, phần thịt phía trong được chia ra làm nhiều múi như quả cam, và có thể chứa hạt (tùy theo kích thước của từng múi). Khi bổ trái măng cụt, dung dao tạo một đường tròn để chia quả ra làm đôi (lưu ý không cắt vào phần thịt ở giữa). Sau đó, tách phần vỏ phía trên để lộ ra phần thịt màu trắng, và như vậy là bạn đã sẵn sàng thưởng thức trái măng cụt rồi.
Bạn có thể sử dụng măng cụt cho món tráng miệng, hoặc thêm chúng vào salad trái cây, sữa chua hoặc các món ngọt khác.
Đối với trái măng cụt, tốt nhất nên sử dụng trong thời gian chúng còn tươi (khoảng 2-3 ngày kể từ khi mua). Trong thời gian này, bạn có thể giữ măng cụt trong tủ lạnh cho tới khi ăn. Tránh việc sử dụng tủ đá hoặc tủ đông cho việc bảo quản.
Trên đây là những tác dụng của măng cụt kèm theo những thông tin tham khảo hữu ích khác về loại trái cây đặc biệt này. Mong rằng bạn đã có được cho mình những kiến thức cần thiết sau khi đọc bài viết. Nếu cần thêm thông tin cho trường hợp của mình, hãy liên hệ với các chuyên gia y tế tại các cơ sở gần bạn để được hỗ trợ kịp thời và chính xác nhất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo