Tác dụng phụ của củ riềng không phải ai cũng biết
4 phương pháp nấu ăn cực lợi cho sức khỏe / 8 thói quen sử dụng khiến đồ dùng nhà bếp nhanh hỏng, hại sức khỏe
Củ riềng là một loại gia vị có nguồn gốc ở phía Nam châu Á. Chúng có “họ hàng” gần với gừng và nghệ, được sử dụng trong y học cổ truyền Hindu của người Ấn Độ (Ayurvedic) và Trung Quốc nhiều thế kỷ.
Riềng thuộc họ Gừng (Zingiberaceae), có tên khoa học là Alpinia docinarum. Cũng giống như gừng và nghệ, củ riềng có thể ăn tươi hoặc nấu chín và là gia vị cho nhiều món ăn ở Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và cả Việt Nam.
Nguồn ảnh: Internet
Loại gia vị này còn được dùng để cải thiện một số bệnh do có khả năng điều trị nhiễm trùng, giảm viêm, tăng khả năng sinh sản ở nam giới, thậm chí là chống lại nhiều loại ung thư khác nhau. Tuy nhiên, chúng cũng có một số tác dụng phụ mà bạn cần chú ý.
Gây dị ứng
Trong củ riềng có chưa tinh dầu, tinh dầu trong củ riềng sẽ tạo ra vị cay đặc trưng của loại củ này. Nhiều nghiên cứu ghi nhận, chiết xuất từ tinh dầu củ riềng có thể chống lại nhiều loại vi sinh vật, tuy nhiên, một số người cũng có thể bị dị ứng bởi chính tinh dầu riềng.
Do đó, sau khi ăn củ riềng hoặc sử dụng chiết xuất từ củ riềng nếu thấy có những dấu hiệu, triệu chứng bất thường thì bạn nên cẩn thận bởi bạn có thể bị dị ứng củ riềng.
Làm tăng lượng axit trong dạ dày
Một trong các tác dụng của củ riềng chính là hỗ trợ điều trị các bệnh lý về dạ dày hoặc các vấn đề ở vùng thượng vị. Tuy nhiên, tác dụng này của củ riềng cần phải được kết hợp với nhiều loại thuốc khác.
Nếu bạn chỉ sử dụng củ riềng sẽ có thể gây kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit, từ đó gây khó chịu đối với những ai đang bị bệnh dạ dày và đại tràng.
Khiến bệnh thêm trầm trọng
Giống với củ gừng, cũng riềng cũng là một vị thuốc có tính ấm và có tác dụng chữa những bệnh liên quan đến thể hàn. Tuy nhiên, nếu những người thể hàn muốn điều trị bệnh chỉ dùng củ riềng có thể khiến bệnh càng thêm trầm trọng.
Thông thường, những người bị đau bụng do lạnh bụng có thể dùng riềng để chữa, nhưng nếu bạn bị đau bụng do nóng thì không nên dùng riềng vì nó có thể khiến bệnh càng nặng thêm.
Phụ nữ mang thai hạn chế ăn riềng
Mặc dù không có một nghiên cứu nào ghi nhận những tác hại của củ riềng đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, các bác sĩ thường khuyên mẹ bầu không nên dùng riềng để chữa bệnh trong thai kỳ. Bà bầu muốn dùng riềng như một loại thuốc trị bệnh thì nên tham khảo bác sĩ để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Anh em ruột quý nhau đến đâu cũng đừng tiết lộ 3 điều này, 3 điều người xưa nhắc đến là gì?
3 con giáp may mắn nhất ngày 24/2/2025 – Tài lộc vượng phát, cơ hội bất ngờ
Tử vi hôm nay 24/2 của 12 con giáp: Thìn tận hưởng bình yên, Sửu cần bứt phá
4 con giáp đón lộc trời ban, sự nghiệp thăng hoa trong tháng 3
Tử vi tuần mới (24/2 - 2/3): Top 3 con giáp đón tài lộc, công danh thăng hoa, may mắn trọn vẹn
Mẹ chồng lên thành phố đòi nuôi mèo, đến khi nghe bà tâm sự với thú cưng, tôi mới hiểu được nỗi lòng bà giấu kín