Tác dụng phụ khi ăn quá nhiều đu đủ
Những thực phẩm rất dễ gây dị ứng bạn cần biết / Những loại thực phẩm khắc phục tình trạng bị rụng tóc
Dinh dưỡng có trong đu đủ
Ảnh minh họa. |
Lượng beta caroten trong đu đủ có nhiều hơn trong các rau quả khác. Beta caroten là một tiền chất của vitamin A, vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành vitamin A.
Đây là một loại vi chất dinh dưỡng có vai trò là chống oxy hoá mạnh giúp chống lại một số căn bệnh ung thư, chống khô mắt, khô da và có tác dụng nhuận tràng. Trong 100g đu đủ chín chứa 2.100 mcg beta caroten.
Ngoài ra trong đu đủ còn chứa nhiều vitamin. Đu đủ có thể cung cấp cho cơ thể các loại vitamin thiết yếu như vitamin A và vitamin C, trong 100g đu đủ có 74-80 mg vitamin C.
Đu đủ còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men và khoáng chất như kali, canxi, magiê, sắt và kẽm. Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, giúp hồi phục gan ở người bị sốt rét.
Do có nhiều sinh tố C và caroten nên đu đủ có tác dụng chống oxy hoá, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Tác hại khi ăn quá nhiều đu đủ
Nguy cơ sảy thai
Ăn quá nhiều đu đủ có thể gây dị ứng với latex (mủ cao su). Điều này có thể gây nguy hiểm cho phụ nữ đang mang thai. Các nghiên cứu khác cũng nói về enzyme papain trong đu đủ gây ức chế progesterone (một hormone giới tính) cần thiết để chuẩn bị cho tử cung thụ thai. Nghiên cứu sâu hơn cũng cho chúng ta Nguy cơ sảy thai: Ăn quá nhiều đu đủ có thể gây dị ứng với latex (mủ cao su). Điều này có thể gây nguy hiểm cho phụ nữ đang mang thai. Các nghiên cứu khác cũng nói về enzyme papain trong đu đủ gây ức chế progesterone (một hormone giới tính) cần thiết để chuẩn bị cho tử cung thụ thai.
Có thể dẫn đến vấn đề tiêu hóa
Các enzyme papain có thể dẫn đến khó tiêu hóa nếu ăn quá nhiều. Đu đủ giàu chất xơ nhưng quá nhiều chất xơ có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, trái cây này có chứa mủ cao su - có thể gây kích ứng dạ dày và gây đau. Đu đủ cũng có thể gây tiêu chảy ở một số người và dẫn đễn mất nước trầm trọng.
Các vấn đề về da
Nếu da bạn bị đổi màu và có màu vàng nhạt, đặc biệt là ở lòng bàn tay, bạn có thể bị bệnh da lành tính nhiễm carotene máu. Đu đủ có chứa beta-carotene, một chất dinh dưỡng họ carotenoid cũng cung cấp cho bạn vitamin A. Dư thừa beta-carotene cũng có thể khiến da trở nên nhợt nhạt.
Đường huyết thấp
Đủ đủ được lên men có thể giảm mức đường huyết. Dùng dạng đu đủ này có thể khiến đường huyết hạ thấp hơn ở những người vẫn có mức đường huyết thấp.
Bệnh nhân loãng máu
Những người bị bệnh loãng máu nên tránh ăn đu đủ vì lá đu đủ có khả năng làm loãng máu. Do đó nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào để chữa bệnh loãng máu hoặc thuốc chống đông máu như aspirin chẳng hạn, hoặc bạn vừa trải qua một ca phẫu thuật cách đây vài tuần, hãy tránh xa loại quả này do tính chống đông máu của nó.
Lưu ý: Hạt đu đủ rất tốt để làm thuốc trị bệnh, nhưng thông thường khi ăn bạn nên chú ý gạt bỏ hết hạt, bởi trong hạt đu đủ có chứa chất độc gọi là carpine. Với một số lượng lớn carpine sẽ làm bạn bị rối loạn mạch đập và làm suy nhược hệ thống thần kinh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mẹ chồng bệnh nặng, tôi lao về quê với mục tiêu thừa kế – nhưng lời bà nói khiến tôi "đứng hình"
Thông gia vừa rời khỏi, mẹ chồng lập tức sai giúp việc lau nhà vì "bẩn," tôi xách đồ bỏ đi và để lại một câu nói khiến bà tức tím mặt
Kiếm 50 triệu/tháng vẫn không dám gửi tiền cho bố mẹ, tôi quyết định ly hôn vì câu nói lạnh lùng của vợ lúc mẹ chồng ốm
Một tuần sau khi ra ở riêng, tôi ‘muối mặt’ xin mẹ chồng cho về, nhưng câu trả lời của bà khiến tôi ám ảnh
Chồng cũ đòi lại nhà sau 5 năm ly hôn: Hành động bất ngờ khiến tôi vừa giận vừa lo sợ
“Sai lầm vì cưới vợ nghèo”: Câu nói khiến cả nhà bùng nổ trong bữa cơm tối