DNVN – Ngải cứu hay trong dân gian còn có nhiều tên gọi khác nhau như cây giải cảm, cây thuốc cao hay ngải điệp,… Ngải cứu có thể dùng để chế biến món ăn hay làm thuốc. Dù ở hình thức nào thì cây ngải cứu cũng có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe.
Cây ngải cứu có mùi thơm nồng, có vị đắng hay rất đắng tùy theo mùa. Với đặc điểm dễ sinh trưởng nên chúng thường mọc hoang ở nhiều nơi. Ngày nay, người ta thường trồng ngải cứu để làm gia vị và làm thuốc.
Ngải cứu có tác dụng rất tốt để điều hòa kinh nguyệt
Đau bụng kinh luôn là nỗi lo lắng của chị em phụ nữ. Nhiều người thường chọn cách uống thuốc giảm đau, thế nhưng, việc lạm dụng thuốc trong “ngày đèn đỏ” lâu ngày, sẽ gây rối loạn chu kì kinh nguyệt của bạn.
Bài thuốc dân gian sau không những làm giảm cơn đau bụng kinh hiệu quả và an toàn, mà còn có công dụng điều kinh.
Nguyên liệu:
- 10g ngải cứu tươi.
- Có thể dùng lá ngải cứu phơi khô rồi tán thành bột để pha uống.
Cách làm:
- Rửa sạch sau đó đun nước uống (như nấu nước chè) mỗi ngày.
- Chia làm 3 lần/ngày.
- Uống trong một tuần trước ngày kinh dự kiến.
Trị cảm cúm, đau đầu
Nguyên liệu:
- 300g lá ngải cứu.
- 100g lá tía tô.
- 100g tần dày lá.
- 50g lá sả.
Cách làm:
- Rửa sạch rồi cho các nguyên liệu vào nồi sắc với 1 lít nước còn lại 1/2 lít.
- Uống hàng ngày, liên tục trong 3 – 5 ngày.
Đau thần kinh tọa
Nguyên liệu:
- 300g lá ngải cứu tươi.
- 2 muỗng cà phê mật ong.
Cách làm:
- Rửa sạch sau đó giã nhuyễn, thêm mật ong vào.
- Sau đó vắt lấy nước uống ngày 2 lần.
Cầm máu
Nguyên liệu:
- Một nắm tay lá ngải cứu tươi.
- 1/2 muỗng cà phê muối.
Cách làm:
- Giã nhuyễn lá ngải cứu và muối.
- Đắp lên vết thương đang chảy muối.
Cải thiện trạng thái suy nhược cơ thể với ngải cứu hầm gà ác
Nguyên liệu:
- 250g ngải cứu.
- 2 quả lê, 20g câu kỷ tử.
- 10g đinh quy.
- Thịt gà ác tầm 150g.
- Gia vị.
Cách làm:
- Rửa sạch nguyên liệu, sau đó cắt nhỏ lê và gà ác (vừa ăn).
- Cho tất cả nguyên liệu vào nồi hầm cho chín (hầm nhỏ lửa).
Lưu ý:
Không nên dùng quá 20g ngải cứu mỗi ngày.
Tuệ Tâm (tổng hợp)