Tác dụng tuyệt vời của tinh dầu tỏi với sức khoẻ
Cách dùng tinh dầu tràm trị sẹo lồi vô cùng hiệu quả / 6 loại tinh dầu tự nhiên rẻ tiền dễ kiếm có thể đánh bay nếp nhăn, đẩy lùi lão hóa
Tinh dầu tỏi là gì?
Tinh dầu tỏi tốt cho sức khoẻ. Nguồn ảnh: Internet
Tỏi là một loài thực vật thuộc họ Hành, nghĩa là có họ hàng với hành tây, hành ta, hành tím, tỏi tây… và là một trong số những gia vị cũng như bài thuốc thiên nhiên được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Từ hàng ngàn năm nay, tỏi đã được sử dụng như một tác nhân ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nấm và cả virus. Loài cây này được trồng chủ yếu ở vùng nhiệt đới, nó cũng được trồng rất phổ biến ở Việt Nam.
Tinh dầu tỏi là tinh dầu được chiết xuất từ tỏi bằng phương pháp chưng cất hơi nước và có thể được sử dụng trong lĩnh vực ẩm thực và cũng được áp dụng rộng rãi trong thực hành y học tự nhiên. Dầu cũng được sản xuất rộng rãi ở dạng thực phẩm chức năng viên uống giúp người dùng có thể thuận tiện hơn trong việc sử dụng hằng ngày.
Tinh dầu tỏi có màu vàng, mùi hắc đặc trưng và có vị hơi cay. Thành phần chính của tinh dầu tỏi là allicin, một hoạt chất có nhiều tác dụng trong việc bảo vệ cơ thể, chống lại một số vấn đề sức khỏe nguy hiểm như: Xơ vữa động mạch, tiểu đường, huyết áp, mỡ máu… Ngoài hoạt chất allicin, trong tinh dầu tỏi còn có hàm lượng lưu huỳnh cao cùng một số thành phần khác như: Selen, flavonoid, amino acid arginine, vitamin C, B1, B6, E, photpho và sắt.
Tác dụng của tinh dầu tỏi
Tăng cường miễn dịch
Theo những tài liệu về các loại thực phẩm có thể chữa bệnh, tinh dầu tỏi có bản chất là kháng sinh và được sử dụng để điều trị cảm lạnh và ho. Đặc biệt ở Ấn Độ, tinh dầu tỏi từ lâu đã được sử dụng để điều trị nhiễm trùng và sốt.
Nhờ giàu chất dinh dưỡng tăng cường miễn dịch như vitamin C, B1 và B6, allicin, sắt và phốt pho, tinh dầu tỏi được xem là một phương thuốc tuyệt vời để tăng cường sức khỏe tổng thể. Do đó, khi sử dụng tinh dầu tỏi tự làm tại nhà hoặc dùng viên nang dầu tỏi theo liều lượng khuyến nghị sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Giảm nhiễm trùng tai
Tinh dầu tỏi có tác dụng chữa nhiễm trùng tai đây là một phương thuốc truyền thống. Điều này là nhờ vào đặc tính kháng khuẩn và khử trùng mạnh giúp chống lại sự lây nhiễm vi khuẩn, đồng thời làm dịu cơn đau do nhiễm trùng khó chịu gây ra.
Thực hiện bằng cách trộn một vài giọt tinh dầu tỏi với một vài giọt dầu ô liu hoặc dầu mù tạt và làm ấm trên lửa nhỏ. Để nguội và bảo quản hỗn hợp pha chế trong một chai nhỏ. Cẩn thận nhúng viên bông gòn vào dầu hoặc cũng có thể nhỏ một vài giọt lên miếng bông và đặt nó vào bên trong tai một lúc, tai sẽ bớt đau nhức và tình trạng nhiễm trùng sẽ cải thiện hơn.
Thuốc chống muỗi tự nhiên
Để chống muỗi và các loại côn trùng, bạn chỉ cần một vài giọt tinh dầu tỏi và một miếng bông. Xoa miếng bông lên da và thoải mái đi lại mà không sợ muỗi tìm đến. Hơn nữa, vì tinh dầu tỏi có tác dụng rất tốt để xua đuổi muỗi do mùi đặc trưng của loại gia vị này, thêm một cách sử dụng là có thể xịt xung quanh nhà để xua đuổi muỗi.
Kiểm soát cholesterol
Tỏi không chỉ giúp ức chế tăng cholesterol máu mà còn giảm những thay đổi mảng xơ vữa xảy ra ở động mạch chủ, dẫn tới xơ vữa động mạch, bệnh tim và bệnh mạch vành.
Trị nấm móng
Sự có mặt của allicin - một thành phần kháng nấm trong tỏi ức chế sự tăng trưởng nấm - do vậy hỗ trợ trong việc điều trị nhiễm nấm một cách tự nhiên.
Giảm nguy cơ các biến chứng bệnh thận và tiểu đường
Năm 2003, Molecular & Integrative Physiology chỉ ra rằng dầu tỏi giúp cải thiện đáng kể hoạt động của gan và thận trong 15 ngày. Ngoài ra, nó cũng ngăn chặn các biến chứng sức khỏe do bệnh tiểu đường như bệnh võng mạc tiểu đường, bệnh thận và bệnh thần kinh.
Kiểm soát insulin tốt hơn
Sử dụng 100mg dầu tỏi/1kg trọng lượng cơ thể cách ngày trong 3 tuần cho thấy tăng đáng kể tốc độ bài tiết insulin. Nó cũng cho thấy tăng độ nhạy insulin và cải thiện kiểm soát đường huyết.
Ức chế sản sinh khối u
Dầu tỏi khi bôi lên da khoảng 3 lần/tuần giúp ức chế sản sinh khối u và cũng làm giảm nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, tác dụng này phụ thuộc vào liều dầu tỏi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết