Tác hại của việc ngủ gục đầu xuống bàn
5 sai lầm khi ăn cà chua dễ ảnh hưởng tới sức khỏe, chớ dại đụng đũa mà rước họa / 5 loại nấm là "thần dược" cho sức khoẻ, giúp giải độc, tăng cường sức khỏe mỗi ngày
Sau một buổi làm việc, học tập vất vả, chúng ta cảm thấy năng lượng bị tiêu hao hết, mệt mỏi và buồn ngủ.Để khôi phục lại trạng thái khỏe mạnh cho tinh thần và cơ thể, nên ngủ trưa ít phút. Có người gọi giấc ngủ trưa này là lúc “nạp điện” cho cơ thể. Trong điều kiện làm việc vất vả, căng thẳng về giờ giấc trong cuộc sống hiện đại ngày nay, không phải ai cũng có điều kiện ngủ trưa thoải mái. Vì vậy, nhiều người có thói quen ngủ gục đầu xuống bàn cho nhanh gọn. Nhưng thực ra đây là một cách ngủ có hại nhiều hơn có lợi.
Sau khi ăn cơm, máu trong người dồn xuống dạ dày và ruột. Thêm vào đó là nhịp giảm nhiều trong ngồi và trong trạng thái ngủ. Do vậy não sẽ bị thiếu oxy, dễ sinh đau đầu, ù tai, chồn chân mỏi gối...
Ảnh minh họa.
Gục đầu xuống bàn còn đè ép ngực, ảnh hưởng đến hô hấp, gia tăng áp lực lên và phổi, dễ nằm mê. Đầu đè lên hai tay cũng ảnh hưởng đến tuần hoàn máu và truyền dẫn thần kinh, khiến cho hai bàn tay và cánh tay tế nhức. Mắt tì lên hai tay khiến cho hai nhãn cầu bị đè ép, khi tỉnh dậy sẽ bị nhức mắt một lúc lâu, tình trạng này kéo dài sẽ làm tổn thương mắt.
Đặc biệt, nhiều phụ nữ có thói quen nhoài người để gục xuống bàn ngủ vào giờ nghỉ trưa tại văn phòng, như vậy sẽ làm hở phần lưng phía gần hông làm lỗ chân lông buông lỏng rất dễ bị khí lạnh xâm nhập.
Chuyên gia bệnh phụ khoa khuyên rằng bảo vệ phòng lạnh cho tử cung có nhiều cách như: Ngày thường không nên ăn đồ nguội lạnh, thời tiết thay đổi nhớ chú ý giữ ấm cho cơ thể, nên dùng những loại thuốc bào chế từ thảo dược giúp ấm dương hòa khí, loại bỏ khí lạnh giúp điều hòa khí huyết, như vậy máu bị vón cục sẽ biến mất, có thể cải thiện chứng đau bụng kinh. Phụ nữ tuyệt đối không nên nhoài ra bàn làm việc ngủ vào giờ nghỉ trưa. Ngoài ra còn không nên ngồi ở những nơi có khí lạnh như: Trên mặt đất, ghế tựa có mặt làm bằng đá hoặc sắt bởi vì những chất liệu như vậy dễ dẫn nhiệt, hàn khí nặng.
Ảnh minh họa
Buổi trưa là thời điểm nhiệt độ ngoài trời tương đối cao, cộng với quá trình cơ thể hạ nhiệt, toát mồ hôi, các mao mạch trên mặt da nở rộng, khiến sự phân bố lượng máu trong cơ thể không cân bằng, nên không cung cấp đủ máu cho não. Bên cạnh đó, công việc căng thẳng và những âu lo của buổi sáng, khiến cơ thể mệt mỏi, dẫn tới trí nhớ bị giảm sút, giảm năng suất làm việc.
Vì thế, một giấc ngủ ngon lành vào buổi trưa, sau bữa ăn sẽ rất có lợi cho sức khỏe. Trạng thái mệt mỏi cơ bắp sẽ qua đi, hệ thống thần kinh căng thẳng ở buổi sáng sẽ phục hồi sau giấc ngủ trưa. Như vậy, giấc ngủ trưa tuy ngắn nhưng giúp cho cơ thể loại trừ được các yếu tố lo âu, stress và luôn rình rập.
Giấc ngủ trưa chỉ cần 30 - 60 phút là đủ, ngắn quá, hoặc dài quá đều không tốt. Bạn nên coi khoảng thời gian từ 12 - 13 giờ là lúc cơ thể cần thư giãn. Thực tế, chỉ khoảng 1/3 số người có thói quen ngủ trưa, mà trong đó đến 80% do ngủ sai tư thế và giờ giấc khác nhau nên nhiều khi còn ảnh hưởng tới sức khỏe, trở thành nguy cơ gây bệnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa dặn ở đời có 4 cái 'ngu', vậy cái nào là ngu nhất?
Hai lỗ trên phích cắm điện dẹt dùng để làm gì?
Có cần rút phích cắm nồi cơm điện sau khi cơm chín hay không: Câu trả lời thật bất ngờ!
“Trong nhà có ba linh vật, gia đình thịnh vượng”, gia đình bạn có bao nhiêu linh vật trong ba vật này?
8 tuyệt chiêu làm sạch đồ dùng thủy tinh, pha lê, hiệu quả ngay từ lần đầu
Muỗi sợ nhất cái này, chỉ cần bạn đặt một cái ở nhà, thì dù không đốt nhang muỗi cũng không thấy một con muỗi nào