Đời sống

Tác hại khôn lường của những video xấu, độc ảnh hưởng đến trẻ em

Trong thời đại công nghệ số, việc trẻ em tiếp xúc với các trang mạng xã hội là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, có một thực trạng đáng lo ngại hiện nay khi rất nhiều trang mạng xã hội có nội dung tiêu cực, ảnh hưởng đến tâm sinh lý trẻ nhỏ. Nguy hiểm hơn, những video xấu độc này còn có nguy cơ gây ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.

Suốt một năm vất vả nuôi con, đến khi con phải nhập viện, tôi mới điếng người phát hiện thân phận thật của đứa nhỏ / Mẹ người yêu hỏi tôi: "Lương 5 triệu rồi con định nuôi con gái bác thế nào?"

Khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển bền vững và Tổ chức Cứu trợ trẻ em quốc tế, tại Việt Nam, hơn 66% trẻ em có thể tiếp cận kết nối internet và 43% trẻ em tiếp cận mạng internet từ 30 phút đến 1 tiếng/ngày.

Theo thống kê, trung bình mỗi ngày Youtube, Facebook đăng tải hơn 500 giờ clip, video, điều này cho thấy luồng thông tin khổng lồ đang tiếp cận tới trẻ em. “Trẻ em xem video hàng ngày sẽ tác động đến suy nghĩ, phát ngôn và làm theo là điều xem nghe. Những điều phản cảm lặp đi lặp lại sẽ được trẻ em coi là bình thường nên nhiều bạn cùng bắt chước. Do đó, video trên mạng đang tác động đến định hướng của giới trẻ", Phó GS.TS Trần Thành Nam, chuyên gia tâm lý, trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết.

Một trong những minh chứng về tác hại của các video độc hại là thời gian qua Khoa Sức khoẻ vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương thường xuyên tiếp nhận các trường hợp trẻ dùng mạng xã hội quá mức, xem các video không phù hợp lứa tuổi,… dẫn đến các rối loạn khá trầm trọng.

Tác hại khôn lường của những video xấu, độc ảnh hưởng đến trẻ em

Những video có nội dung độc hại trên mạng xã hội tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với trẻ em.

Cụ thể là trường hợp bé gái 15 tuổi ở Hà Nội nhập viện điều trị chứng trầm cảm từ tháng 10/2020. Mẹ cháu bé chia sẻ, trước đó, P. thường xuyên mệt mỏi, cáu gắt, không tập trung, không kiểm soát được cảm xúc. Đi học, P. tỏ ra không hòa đồng, ít chia sẻ, tâm sự với những người thân trong gia đình, thỉnh thoảng còn có những hành động, lời nói nhạy cảm.

“Ở nhà cháu thường xuyên xem các video trên mạng xã hội. Khi thấy cháu có biểu hiện trầm cảm, gia đình đã quan tâm, chú ý đến cháu nhiều hơn. Tôi rất lo vì nhiều khi cháu không kiểm soát được hành động của mình khiến gia đình rất sợ”, mẹ P. cho hay.

TS.BS Ngô Anh Vinh, Phó trưởng khoa Sức khoẻ vị thành niên, trong thời đại công nghệ số bùng nổ, việc nghiện game, nghiện công nghệ số, đặc biệt là với trẻ em, trẻ vị thành niên với bản tính hay tò mò đã truy cập vào các trang web, xem các video độc hại, không phù hợp với lứa tuổi… là vấn đề rất thường gặp và nguy hiểm trong xã hội, gây hậu quả rất khó lường. Một đứa trẻ rất dễ truy cập vào internet khi dễ dàng truy cập vào điện thoại thông minh, nhất là các trẻ vị thành niên. Qua đây đứa trẻ có thể được tiếp nhận rất nhiều loại thông tin. Trong khi đó, nội dung các thông tin trên mạng lại rất khó kiểm soát.

“Hiện nay các video độc hại rất nhiều trên mạng với các nội dung: Bạo lực, tình dục… mà trẻ chưa thể tiếp nhận gây ra những tác động rất tai hại, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ và có thể dẫn tới các rối loạn về tâm lý. Nếu trẻ tiếp nhận trong thời gian kéo dài có thể gây nên tình trạng rối loạn tâm lý, có thể ảnh hưởng đến các mối giao tiếp trong xã hội như: Trẻ hạn chế chơi với bạn bè, bố mẹ; ảnh hưởng đến học tập vì khi trẻ xem rất dễ bị cuốn vào, thậm chí nghiện xem các video độc hại, có thể khiến trẻ ảnh hưởng sức khoẻ, chán học, bỏ học…”- BS Vinh cho biết.

Theo BS Vinh, khi trẻ xem video độc hại quá lâu, ảnh hưởng tâm lý kéo dài dễ dẫn đến mắc các bệnh lý tâm thần như: trầm cảm, kích động, rối loạn hành vi… Có những video có tính kích động bạo lực khiến trẻ học theo, dễ dẫn đến hành vi tự huỷ hoại bản thân, thậm chí tự sát… Hậu quả vô cùng đáng tiếc có thể dẫn đến kết quả đau lòng nếu không can thiệp kịp thời.

 

Cần phát hiện trẻ khi có dấu hiệu sớm của nghiện mạng xã hội, ảnh hưởng của các nội dung xấu tránh hậu quả để lại. Có những trẻ sẽ có các biểu hiện thay đổi về sinh hoạt như: Đi học muộn, hay ngủ trong lớp, ít tham gia các sinh hoạt với gia đình như bình thường, gọi trẻ không dậy... Bên cạnh đó, các biểu hiện như: Mệt mỏi, mất ngủ, học kém, sử dụng tiền bạc bất thường không giải thích được, một số trẻ bỗng thích tụ tập với các nhóm bạn khác… Cha mẹ cần chú ý, tìm hiểu vì có thể đó là các dấu hiệu của trẻ sử dụng công nghệ số quá mức.

Tác hại khôn lường của những video xấu, độc ảnh hưởng đến trẻ em

Cha mẹ cần phải đồng hành với con trên Internet.

Theo Th.S Lã Linh Nga, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học tâm lý – giáo dục, bố mẹ cũng nên tự đặt những quy tắc cho trẻ tuân theo và hình thành thói quen tốt cho trẻ. Đối với những trẻ em có lứa tuổi nhỏ cần giới hạn thời gian theo khuyến cáo của hiệp hội y khoa Mỹ, đó là tương tác với các thiết bị có màn hình như xem Youtube hay bất kì phương tiện nào đó trong khoảng dưới 1 tiếng đồng hồ.

“Việc thiết lập quy tắc này nằm trong quy tắc chung phù hợp với sinh hoạt của mỗi gia đình và nên được viết ra đặt ở vị trí dễ quan sát. Cha mẹ phải hướng dẫn rất kĩ con sẽ được xem gì; không nên xem gì; con sẽ được xem ở các địa điểm cụ thể nào ví dụ như phòng khách, phòng ngủ...; thỉnh thoảng bố mẹ sẽ kiểm tra và yêu cầu dừng bất kì lúc nào nếu con đang xem những thứ không phù hợp… Ngoài ra, cha mẹ cũng cần thiết lập khung giờ dành cho việc học, con được phép xem trong khoảng thời gian cố định nào.

 

Bên cạnh đó, phụ huynh nên hướng dẫn kỹ năng phát hiện và dừng xem sớm khi bắt gặp video độc hại chỉ cần thoáng thấy xuất hiện mà được dừng được ngay sẽ không ảnh hưởng đến tâm ý trẻ.

Nếu chẳng may trẻ bị đã bị tác động xấu cũng sẽ có cách hỗ trợ tâm lý cho trẻ. Phụ huynh cần nói chuyện được với con để con sẵn sàng chia sẻ, nếu trẻ bị ám ảnh hình ảnh xấu cha mẹ nên hóa giải bằng những điều tích cực để con nhận thức được nội dung độc hại không có khả năng đe dọa đến con, không việc gì phải làm theo”, Th.S Lã Linh Nga khuyến cáo.

Tuy nhiên có thể thấy, những rủi ro trên mạng Internet sẽ còn nhiều và diễn biến phức tạp hơn nữa, nhất là khi lĩnh vực làm video cho trẻ em đang dần trở thành xu hướng phổ biến.

Để trẻ em có môi trường phát triển an toàn đòi hỏi trách nhiệm và phối hợp hành động thực tế của cả gia đình, nhà trường và các phương tiện truyền thông đại chúng trong việc định hướng, kịp thời kiểm soát hành vi của trẻ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm