Đời sống

Tái hôn với người cùng cảnh, đứng trước ngưỡng cửa 53 tuổi tôi mới nhận ra 3 bài học

Khi mới tái hôn, tôi nghĩ rằng mình đã trải qua một cuộc hôn nhân đổ vỡ thì sẽ biết cách quản lý hôn nhân tốt hơn. Tuy nhiên, thực tế phức tạp hơn tôi tưởng tượng rất nhiều.

Có 1 loại hẹ sống ở dưới nước: Là đặc sản sống ở miền Tây chỉ có vào mùa lũ, giúp mát gan, lợi tiểu / Đang bầu bì mệt mỏi, cú điện thoại của mẹ chồng như "giáng một tát" khiến tôi tỉnh táo và quyết định ly hôn

Trong hành trình dài của cuộc đời, hôn nhân là một hành trình quan trọng. Tuy nhiên, đối với tôi, một người từng trải qua một cuộc hôn nhân thất bại, cuộc sống sau khi tái hôn đã cho tôi sự hiểu biết sâu sắc hơn. Giờ đây, đứng trước ngưỡng cửa 53 tuổi, tôi nhận thức sâu sắc rằng, những cặp vợ chồng tái hôn tưởng chừng như dễ hòa hợp nhưng để giữ được sự hòa thuận trong gia đình lại rất khó khăn.

Cuộc hôn nhân của tôi với vợ cũ từng đầy ngọt ngào và khao khát nhưng thời gian trôi qua, những điều vụn vặt, cãi vã trong cuộc sống dần bào mòn mối quan hệ của chúng tôi. Cuối cùng, cả hai chọn cách chia tay và bắt đầu cuộc sống mới.

Vài năm sau, tôi gặp được người vợ hiện tại của mình, một người phụ nữ hiền lành và tốt bụng. Cô ấy cũng từng đổ vỡ một lần giống tôi. Có lẽ vì cùng cảnh nên chúng tôi thấu hiểu nhau, thông cảm cho nhau rồi yêu nhau và kết hôn.

Khi mới tái hôn, tôi nghĩ rằng mình đã trải qua một cuộc hôn nhân đổ vỡ thì sẽ biết cách quản lý hôn nhân tốt hơn. Tuy nhiên, thực tế phức tạp hơn tôi tưởng tượng rất nhiều.

Tái hôn với người cùng cảnh, đứng trước ngưỡng cửa 53 tuổi tôi mới nhận ra 3 bài học - 1

Ảnh minh họa.

 

Những cặp vợ chồng “rổ rá cạp lại” có vẻ dễ hòa hợp vì cả hai chúng tôi đều có tư duy trưởng thành, kinh nghiệm sống phong phú, có thể hiểu và bao dung nhau hơn. Tuy nhiên, sự hòa thuận trong gia đình không hề dễ dàng. Và qua 3 năm tháng, tôi nhận ra 3 bài học:

1. Những cặp vợ chồng “rổ rá cạp lại” khi tái hôn đều mang theo dấu vết của cuộc hôn nhân trước

Khi tái hôn, ai cũng mang theo những dấu vết của cuộc hôn nhân trước thôi. Cho dù đó là thói quen sống, giá trị hay vai trò trong gia đình, tất cả chúng ta đều có những nhận thức và kỳ vọng khác nhau. Những khác biệt này dần dần xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày và trở thành mối nguy hiểm tiềm ẩn trong mối quan hệ của chúng ta.

Ví dụ như tôi thích ngủ nướng vào cuối tuần, giống như tôi từng làm trong cuộc hôn nhân cũ. Trong khi đó, vợ tôi thích dậy sớm và tập thể dục. Lúc đầu, chúng tôi tôn trọng thói quen của nhau, nhưng theo thời gian, sự khác biệt này bắt đầu gây ra mâu thuẫn giữa chúng tôi.

Tuy không nói ra nhưng trong lòng ai cũng có bất mãn, sự so sánh với người cũ. Đó là suy nghĩ của tôi, và tôi nghĩ vợ cũng vậy thôi.

 

2. Các cặp vợ chồng tái hôn phải đối mặt với mối quan hệ gia đình phức tạp hơn

Ngoài những khó khăn về mặt tình cảm, các cặp vợ chồng tái hôn còn phải giải quyết các mối quan hệ với vợ/chồng cũ, con cái và các thành viên khác trong gia đình. Những mối quan hệ này giống như những sợi dây vô hình luôn trói buộc trái tim chúng ta.

Đôi khi tôi cảm thấy lo lắng khi vợ tiếp xúc với chồng cũ vì con cái, có lẽ vợ tôi cũng vậy. Đôi khi tôi lại lo lắng con riêng của mình với vợ cũ sẽ bị thiếu thốn tình cảm của người bố, vì sau khi ly hôn vợ cũ nuôi con.

Những yếu tố bên ngoài này chắc chắn khiến chúng tôi khó duy trì được sự hòa thuận trong gia đình hơn. Gia đình tôi như vậy, và tôi tin chắc những cặp vợ chồng tái hôn khác cũng vậy, đúng không?

Tái hôn với người cùng cảnh, đứng trước ngưỡng cửa 53 tuổi tôi mới nhận ra 3 bài học - 2

Ảnh minh họa.

 

3. Các cặp vợ chồng tái hôn cũng có thể phải đối mặt với những áp lực tài chính nhất định

Sau khi ly hôn với vợ cũ, tôi vẫn phải gửi tiền cấp dưỡng cho con. Đó là nghĩa vụ và trách nhiệm của tôi với con cái, không thể chối bỏ được.

Sau khi tái hôn, tôi cũng cần cùng vợ đối mặt với chi phí sinh hoạt và kế hoạch tương lai. Với người có điều kiện kinh tế chắc không ảnh hưởng nhiều lắm, nhưng lương của tôi chỉ ba cọc ba đồng, phân chia ra thì kinh tế rất eo hẹp, vô hình tạo cho tôi áp lực, đồng thời ảnh hưởng đến sự hòa hợp trong mối quan hệ vợ chồng.

Tuy nhiên, bất chấp những thách thức trong việc duy trì sự hòa thuận trong gia đình, tôi không hối hận về lựa chọn của mình. Bởi trong quá trình này, tôi học được nhiều hơn về cách giao tiếp, hiểu biết và trân trọng cuộc sống hiện tại của mình hơn.

Để duy trì sự hòa thuận trong gia đình, tôi cố gắng điều chỉnh tâm lý và hành vi của mình để tôn trọng và bao dung những khác biệt của vợ. Đồng thời, tôi cũng tích cực thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với các con của vợ cũ, con riêng của mình với vợ cũ để chúng không bị thiếu thốn tình cảm.

 

Ngoài ra, vợ chồng tôi còn cùng nhau thiết lập các quy tắc gia đình để làm rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người. Khi đối mặt với áp lực tài chính, chúng tôi thẳng thắn trò chuyện và cùng nhau tìm ra giải pháp. Mặc dù những nỗ lực này không thể loại bỏ hoàn toàn những mâu thuẫn, khác biệt giữa hai vợ chồng nhưng có thể đưa chúng tôi đến gần nhau hơn để cùng nhau đối mặt với những thử thách của cuộc sống.

Nhìn lại quá khứ, tôi biết các cặp vợ chồng tái hôn không dễ hòa hợp, giữ được sự hòa thuận trong gia đình lại càng khó hơn. Tuy nhiên, chính những thử thách, khó khăn đó lại khiến chúng tôi càng trân trọng sự tồn tại của nhau hơn.

Chúng tôi đã học được cách tìm sự đồng thuận trong những xung đột và hỗ trợ lẫn nhau khi gặp khó khăn. Nhờ đó, tình yêu của chúng tôi ngày càng bền chặt và sâu sắc hơn.

Tôi cũng hiểu sâu sắc ý nghĩa thực sự của hôn nhân rằng, hôn nhân không phải để tìm một người bạn đời hoàn hảo, mà là người đó sẵn sàng cùng bạn tiến về phía trước và đối mặt với những thử thách của cuộc sống.

Trong chặng đường đó, cả hai cần phải luôn hỗ trợ, trân trọng, thấu hiểu và bao dung nhau thì mới có thể cùng nhau tạo nên một gia đình hòa thuận, hạnh phúc.

 

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm