Tại sao bà bầu bị chóng mặt khi mang thai
Bà bầu chẳng lo rạn da lại trắng hồng nhờ dầu dừa / 5 cách chữa ho cho bà bầu bạn cần ghi nhớ
Sự thay đổi của hormone hoặc hạ huyết áp
Mẹ bầu bị hạ huyết áp có thể bị chóng mặt. Nguồn ảnh: Internet
Khi thai kỳ bắt đầu diễn ra, nồng độ hormone trong cơ thể mẹ bầu sẽ có sự thay đổi nhanh chóng, điều này giúp tăng quá trình lưu thông máu để thai nhi phát triển. Lưu lượng máu tăng nhanh khiến mẹ bầu dễ bị chóng mặt hơn so với bình thường.
Bên cạnh đó, việc tăng lưu lượng máu tới bào thai, nhau rốn,... khiến mẹ bầu bị hạ huyết áp hoặc huyết áp thấp. Chính điều này khiến mẹ bầu bị buồn nôn, chóng mặt nhiều hơn, đặc biệt là khi thay đổi tư thế.
Thông thường, tình trạng huyết áp thấp của mẹ bầu sẽ được cải thiện theo chiều hướng tốt hơn vào các tháng sau đó của thai kỳ.
Mẹ bầu bị thiếu máu
Khi mang thai, cơ thể của mẹ bầu cần lưu lượng máu vận chuyển để nuôi dưỡng thai nhiều hơn so với người bình thường, dễ gây ra tình trạng thiếu máu. Đặc biệt là tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Do đó, nếu không được bổ sung sắt đủ và kịp thời, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với các cơn chóng mặt khi mang thai.
Chóng mặt do chứng nôn nghén
Chóng mặt có thể xảy ra nếu phụ nữ mang thai bị buồn nôn và nôn quá mức trong thai kỳ, được gọi là chứng buồn nôn và nôn. Điều này thường xảy ra sớm trong thai kỳ do lượng hormone thay đổi của thai phụ.
Nếu phụ nữ mang thai bị tình trạng này, có thể không ăn được thức ăn hoặc nước uống, dẫn đến chóng mặt và sụt cân. Để điều trị tình trạng này, thai phụ sẽ được xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp, hoặc có thể được truyền chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi dưỡng thai nhi hoặc có thể phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Chứng nôn nghén này có thể thuyên giảm trong tam cá nguyệt thứ hai ( 3 tháng giữa thai kỳ) hoặc gặp phải các triệu chứng trong suốt thai kỳ.
Chóng mặt do mang thai ngoài tử cung
Chóng mặt có thể do mang thai ngoài tử cung, điều này xảy ra khi trứng đã thụ tinh tự làm tổ trong hệ thống sinh sản của phụ nữ bên ngoài tử cung. Khi tình trạng này xảy ra rất nguy hiểm cho thai phụ gây chóng mặt, đau bụng và chảy máu âm đạo. Bác sĩ sẽ phải tiến hành thủ thuật hoặc kê đơn thuốc để loại bỏ trứng đã thụ tinh, bắt buộc phải chấm dứt thai kỳ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
3 ngày cuối năm 2024: 4 con giáp đón vận may tài lộc ngập tràn
4 con giáp may mắn cuối tuần này (28-29/12): Gặt hái thành tựu lớn trước thềm năm mới
Người xưa có câu: “Tứ không bình thường thì gia đình sẽ gặp nạn”, là điềm báo gì?
Bắt đầu từ 28/12: 3 con giáp may mắn “thời tới cản không nổi” – cơ hội vàng để bứt phá!
5 cái tên bị cấm khai sinh ở Việt Nam: Là tên gì và tại sao?
Tử vi ngày 28/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Hợi rực rỡ cơ hội thăng tiến, Sửu cần đối mặt thách thức