Đời sống

Tại sao phải thờ cúng ông bà, tổ tiên và người đã mất?

Thờ cúng ông bà, tổ tiên và người đã mất là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Việc làm này được lưu truyền qua nhiều đời với hy vọng ông bà, tổ tiên sẽ phù hộ độ trì cho con cháu gặp may và sự nghiệp rạng rỡ.

8 đặc điểm của mẹ chồng mà nàng dâu nào cũng khao khát / Sinh con rồi mới thấy thương mẹ chồng

“Thờ” là dựng lên cái gì đó về mặt hình thức, về tín ngưỡng như lư hương, hình ảnh. Còn “cúng” là dâng lên những thực phẩm, nước, trái cây, nhang, đèn,… mà con người có thể cảm nhận được bằng các giác quan.

Thế nhưng, hiện nay nhiều người vẫn chưa hiểu được tại sao phải thờ cúng ông bà, tổ tiên và người đã mất. Do đó, bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Tại sao phải thờ cúng người đã mất?

Từ lâu, Việt Nam đã là một dân tộc giàu tình cảm, trọng lễ nghĩa, sống hướng nội và thường giải quyết các vấn đề theo cảm tính hơn lý trí. Truyền thống “uống nước nhớ nguồn” là một trong những đức tính đáng trân trọng của con người đất Việt.

Hơn thế nữa, người Việt còn có khuynh hướng nhìn lại quá khứ và nuối tiếc dĩ vãng. Vì thế chúng ta thường lưu giữ những tình cảm thương tiếc đối với ông bà, cha mẹ quá cố.

Tập tục thờ cúng tổ tiên của người Việt ra đời trên căn bản này và được đa số người dân xem như một tôn giáo, gọi là đạo Thờ cúng Ông Bà. Việc thờ cúng người mất bắt đầu từ lúc có đám tang.

Sau đám tang sẽ là tuần thất, tiếp đến là đám giỗ. Trong đó, đám giỗ thường được kéo dài từ người đang thờ cúng đến 4 đời sau gọi là “Cao tằng tổ phụ”. Cụ thể, phụ là ông nội của người đang cúng. Sau 5 đời tống giỗ thì gia chủ chỉ cần cúng vào dịp Tết Nguyên Đán là được.

Tập tục thờ cúng tổ tiên của người Việt ra đời trên truyền thống "Uống nước nhờ nguồn" - Ảnh minh họa: Internet

Việc thờ cúng người đã mất có quan trọng không?

Hình thức thờ cúng của người dân Việt rất đa dạng và phong phú. Trong đó, phải kể đến việc thờ Phật, thờ thánh thần, thờ anh hùng có công, thờ ông bà tổ tiên,…vv. Do đó, có thể gọi dân tộc ta là đa tín ngưỡng.

Đồng thời, việc thờ cúng những người đã mất rất quan trọng đối với người Việt. Bởi cái chết là điều vô cùng quan trọng và linh thiêng đối với tâm linh của người Việt Nam.

Hơn thế nữa, dân tộc taluôn quan niệm "dương sao âm vậy". Có nghĩa là đời sống trên thế gian như nào thì khi mất đi họ cũng phải sống như thế. Vì vậy, mới có tục đốt vàng mã để cho người chết được hưởng và sử dụng ở suối vàng.

Bên cạnh đó, việc thờ cúngcòn để tỏ lòng báo ân đối với những người đi trước, người cha, người mẹ, ông bà đã hy sinh,... để lại gia nghiệp và hình hài vóc dáng này cho chúng ta.

Cái chết là điều rất quan trọng và linh thiêng đối với tâm linh của người Việt Nam
Cái chết là điều rất quan trọng và linh thiêng đối với tâm linh của người Việt Nam - Ảnh minh họa: Internet

Người chết có thực sự hưởng thụ những vật mà chúng ta thờ cúng không?

Từ xưa, người Việt đã có phong tục mua đồ về cúng giỗ hoặc vào ngày rằm, mùng 1 cũng mua hoa quả về cúng. Tuy nhiên, người mất chỉ tồn tại dưới dạng linh hồn. Vậy họ có ăn được không mà chúng ta cúng?

 

Dân gian cho rằng, việc người mất ăn đồ người sống là hoàn toàn có thật. Họ không ăn bằng miệng, cầm bằng tay như chúng ta mà sẽ ngửi. Do đó, những món mang lên cúng sẽ không còn mùi vị như lúc ban đầu.

Thế nhưng, thực chất thứ mà mọi người để ý chỉ là mình làm cỗ cúng như vậy đã đủ lòng thành chưa. Bởi, người sống chỉ làm cỗ cúng như một phương thức để biểu đạt, tình cảm, sự biết ơn và truyền thống “uống nước nhớ nguồn” mà thôi.

*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm