Tại sao thức ăn bị nhiễm khuẩn?
Mọi thông tin về căn bệnh "nhiễm khuẩn ăn thịt người" - Whitmore, đặc biệt là cách phòng ngừa cần lưu ý / Cảnh báo nhiễm khuẩn gây bệnh vì ăn thịt chó
Ảnh minh họa. Ảnh: Internet
Thức ăn có thể bị nhiễm khuẩn trong quá trình sản xuất hoặc chế biến như:
Thực phẩm không được nấu chín;
Thực phẩm không được bảo quản, đặc biệt là các loại thực phẩm cần bảo quản dưới 5oC;
Để thức ăn ở nhiệt độ cao trong thời gian dài;
Thức phẩm không được hâm nóng trước khi sử dụng;
Chạm vào thức ăn khi bị bệnh họặc tay không sạch;
Sử dụng các loại thực phẩm đã quá hạn sử dụng;
Sự nhiễm khuẩn chéo giữa các thực phẩm bị ôi thiêu.
Dự phòng nhiễm khuẩn thực phẩm
Do nhiễm khuẩn có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào của quá trình sản xuất ra thực phẩm, nên rất khó để đảm bảo rằng tất cả mọi người tham gia vào chuỗi xử lý thực phẩm từ nông trại đến bàn ăn đều thực hiện đúng quy trình vệ sinh.
Cần làm rất nhiều việc để làm giảm nguy cơ nhiễm độc từ thực phẩm, bao gồm:
Đọc kỹ hạn sử dụng và tránh mua các loại thực phẩm gần hết hạn sử dụng trừ khi bạn có ý định ăn ngay
Đặt thịt sống và thịt gia cầm trong những túi tách riêng
Làm sạch và tiệt trùng các túi đựng thực phẩm tái chế sau khi đi chợ/siêu thị về
Tránh ăn những loại rau củ quả sống chưa rửa sạch
Khi đi siêu thị, hãy chọn mua những thực phẩm dễ hỏng cuối cùng để giảm thời gian chúng ở trong khoảng nhiệt độ nguy hiểm, ví dụ như trứng, sữa, thịt gia cầm và salad
Cho thức ăn vào tủ lạnh ngay sau khi bạn về nhà
Vứt các loại đồ ăn mà bao bì, hộp đã bị móp méo hoặc hỏng
Tránh mua các loại thực phẩm tươi sống đã bị dập nát
Đảm bảo nhiệt độ tủ lạnh nằm trong khoảng từ 4 độ C và ngăn đá thấp hơn -18 độ C hoặc thấp hơn
Thịt sống, thịt gia cầm sống nên được bảo quan trong hộp hoặc túi kín ở ngăn cuối cùng của tủ lạnh để nước thịt không gây nhiễm khuẩn chéo
Bảo quản thức ăn thừa trong tủ lạnh tối đa 2-3 ngày và nấu chín kỹ lại đúng nhiệt độ thích hợp
Thức ăn sau khi ăn thừa nên được cho vào hộp kín và để tủ lạnh càng sớm càng tốt sau bữa ăn.
Không để quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh
Rửa sạch tay với xà phòng và nước sạch trong ít nhất 20 giây sau khi chạm vào thịt sống, sau khi đi vệ sinh, sau khi ho, hắt hơi, sau khi chạm tay vào động vật, sau khi đổ rác, sử dụng điện thoại và các hoạt động khác có thể khiến tay bị nhiễm khuẩn
Rửa sạch các dụng cụ nhà bếp: dao, thớt, bàn bếp…
Sử dụng thớt riêng cho đồ chín và đồ sống, cho rau và thịt
Rửa sạch rau củ quả trước khi gọt vỏ hoặc cắt, nên rửa dưới vòi nước
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bắt đầu lập đông, từ ngày 7/11, các con giáp sẽ gặp nhiều may mắn, vận may thăng hoa, Niết bàn sẽ tái sinh!
4 con giáp được thần tài chiếu cố, tài lộc rực rỡ trong mùa đông
Tử vi 12 con giáp ngày 7/11/2024: Tuổi Tỵ bứt phá, tuổi Sửu tài lộc thăng hoa
Loài cá nước ngọt của Việt Nam từng bị chê ít người ăn được, nay bán tới 500.000 đồng/kg
Bàng hoàng phát hiện bí mật trong tủ chén, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu thay đổi đầy bất ngờ!
Cuộc sống “trong mơ” hay địa ngục lặng lẽ? Mỗi tháng nhận 50 triệu từ chồng để ở nhà ăn chơi, tôi chỉ biết khóc trong nghẹn ngào