Tại sao tiêu thụ nhiều mì ăn liền gây suy dinh dưỡng?
Trong báo cáo mới được công bố ngày 15/10 của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), việc lạm dụng những thực phẩm ăn liền giá rẻ như mì ăn liền, bánh quy có thể giúp no bụng nhưng thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng khiến trẻ em Đông Nam Á bị thiếu dinh dưỡng và các vi chất cần thiết cho sự phát triển.
Cụ thể, ba quốc gia Philippines, Indonesia và Malaysia đang có tình trạng lạm dụng mì gói trong việc nấu ăn cho trẻ nhỏ. Do các phụ huynh bận rộn làm việc, không có thời gian nấu ăn cho con, thiếu tiền hoặc thiếu hiểu biết đã để con ăn những thực phẩm ít có giá trị dinh dưỡng.
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng trung bình ở 3 nước này là 40%, cao hơn mức trung bình của toàn thế giới là khoảng hơn 33%.
Về điều này, TS Từ Ngữ - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam - khẳng định: “Mì ăn liền không bao giờ đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng. Ăn nhiều chắc chắn sẽ suy dinh dưỡng”.
Theo TS Từ Ngữ, loại thực phẩm này chủ yếu là mì và gói làm mặn, bao gồm hương vị tôm/thịt kèm muối, bột ngọt.
Trong khi đó, nguyên tắc dinh dưỡng hợp lý là ăn đủ bốn nhóm chất gồm bột đường, đạm, béo, khoáng chất và vitamin. Mì ăn liền có thành phần chính là bột lúa mì được xếp cùng nhóm cung cấp chất bột đường như cơm, bún, phở, bánh mì, khoai, sắn… Nếu chỉ ăn thực phẩm này, chúng ta sẽ thiếu các nhóm chất còn lại.
TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Phó trưởng khoa Dinh dưỡng và tiết chế lâm sàng, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, khuyến cáo thêm mì ăn liền là thực phẩm chế biến sẵn. Chúng có chứa nhiều muối, đường và chất béo, đều không tốt cho sức khỏe.
Đánh giá mì ăn liền là đồ ăn tiện lợi, TS Từ Ngữ cho rằng có 2 lý do không nên ăn thực phẩm này là chúng thiếu chất dinh dưỡng và chứa nhiều phụ gia. Nguyên tắc ăn uống lành mạnh là đa dạng và ưu tiên các thực phẩm tươi sống.
Chuyên gia này khuyến cáo người dân tuyệt đối không tiêu thụ mì ăn liền liên tục, trong thời gian dài, đặc biệt là trẻ em. Bởi đây là đối tượng cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để phát triển thể chất và trí tuệ.
“Mỗi tuần, chúng ta chỉ nên sử dụng mì ăn liền từ 1 đến 3 bữa, tối đa chỉ nên 5 bữa. Ngoài ra, bạn chỉ nên ăn chúng vào bữa sáng hoặc bữa phụ. Các bữa khác cần ăn đầy đủ dinh dưỡng hơn”, TS Từ Ngữ tư vấn.
Người dân nên kết hợp hài hòa mì ăn liền cùng những thực phẩm để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng như thịt, trứng, tôm, rau xanh bởi chúng cung cấp vitamin và chất xơ. Chuyên gia lưu ý người dân nên bỏ gói mỡ trong mì ăn liền thay bằng chất béo mỡ lợn sẽ tốt hơn cho sức khỏe.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/1/2025 của 12 con giáp: Quý nhân giúp tuổi Mão, tuổi Tuất cẩn trọng hơn
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Gia đình xuống dốc, dòng tộc khó hưng thịnh nếu con cháu xuất hiện những đặc điểm này, cần chấn chỉnh ngay trước khi quá muộn
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây
Người xưa dạy cách nhìn người: “Ngựa nhìn bốn vó, người nhìn bốn tướng” là “bốn tướng” nào?
Tết Nguyên đán 2025: 6 cây cảnh 'toả mùi giàu sang', người có tiền thích chưng trong nhà để chiêu may, gọi lộc