Đời sống

Tại sao tình yêu sẽ phai nhạt sau nhiều năm chung sống và cách tìm lại hạnh phúc

Đã bao giờ bạn cảm thấy tình yêu của mình đang dần phai nhạt sau nhiều năm bên nhau? Các nhà khoa học đã tìm ra mối liên hệ giữa các quá trình sinh học trong cơ thể với cảm xúc tình yêu.

CLIP: Hướng dẫn trồng chậu hoa hình trái tim đẹp mê hồn / Thử tài suy luận với câu đố tìm mảnh ghép phù hợp trong bức tranh

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, cảm xúc và sự phát triển tình yêu trong các mối quan hệ được kết nối chặt chẽ với các quá trình sinh hóa bên trong cơ thể. Ngay cả khi chúng ta muốn cảm giác nồng nhiệt của tình yêu được tồn tại mãi thì cơ thể cũng sẽ không thể đáp ứng được điều này.

Tạp chí Bright Side đã tham khảo ý kiến chuyên gia để giải thích tại sao cảm xúc về tình yêu luôn mất dần và làm thế nào để cứu vãn mối quan hệ của mình khi tình yêu đã phai nhạt.

Tại sao tình luôn đẹp thuở ban đầu?

Tình yêu đem lại cảm giác hưng phấn

Các nhà khoa học nghĩ rằng, sự hưng phấn trong khi yêu cũng giống như cảm giác mà người nghiện trải qua sau khi dùng chất kích thích. Đây là kết luận được đưa ra bởi các nhà thần kinh học Andreas Bartels và Semir Zeki từ Đại học London (Anh).

Các nhà khoa học nghĩ rằng, sự hưng phấn trong khi yêu cũng giống như cảm giác mà người nghiện trải qua sau khi dùng chất kích thích. Ảnh minh họa: Internet

Theo đó, hiệu ứng này xuất hiện do não và tuyến thượng thận sản xuất hormone noradrenaline. Chúng chính là tác nhân khiến một người đang yêu cảm thấy cần phải gặp bạn đời của mình thường xuyên hơn bởi vì họ muốn trải nghiệm điều đó nhiều hơn.

Khi yêu cơ thể sẽ tiết ra nhiều nội tiết tố làm tăng sự gắn kết

Khi chúng ta yêu, một số quá trình hóa học trong não xảy ra khiến chúng ta không quan tâm đến những khuyết điểm của đối tác, mà chỉ nhìn nhận những mặt tích cực. Bạn sẽ thấy rằng cuộc sống chỉ tuyệt vời khi được ở cạnh người mình yêu. Và hormone đóng vai trò quan trọng ở đây.

Oxytocin được ví như hormone hạnh phúc, giúp gắn kết tình cảm giữa hai người. Nếu vùng dưới đồi sản xuất đủ oxytocin, mức độ căng thẳng của bạn sẽ giảm đi rõ rệt và ham muốn càng trở nên mãnh liệt hơn.

Khi yêu cơ thể sẽ tiết ra nhiều nội tiết tố làm tăng sự gắn kết

Khi yêu cơ thể sẽ tiết ra nhiều nội tiết tố làm tăng sự gắn kết. Ảnh minh họa: Internet

Vasopressin, hormone có tác dụng tương tự như oxytocin, nó chịu trách nhiệm cho sự chung thủy, mong muốn chăm sóc lẫn nhau.

Dopamine là hormone của niềm vui. Sản xuất của nó góp phần vào cảm giác thú vị và dễ chịu. Hormone này làm cho chúng ta cảm thấy hưng phấn. Chúng được tiết ra nhiều nhất khi chúng ta ăn hoặc quan hệ tình dục.

Tại sao cảm giác trong tình yêu không kéo dài mãi mãi?

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện, tình yêu cũng tuân theo các quy tắc sinh học rất nghiêm ngặt: Sự đam mê lẫn nhau chỉ là một quá trình hóa học thoáng qua và kéo dài tối đa trong 3 năm.

Trong suốt quá trình tiến hóa, còn người cần tình yêu để tồn tại. Tổ tiên của chúng ta đã nhận thức được rằng, chúng ta sẽ khó chăm sóc con cái, tìm kiếm thức ăn và bảo vệ bản thân nếu chúng chỉ có một mình.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện, tình yêu cũng tuân theo các quy tắc sinh học rất nghiêm ngặt
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện, tình yêu cũng tuân theo các quy tắc sinh học rất nghiêm ngặt. Ảnh minh họa: Internet

Chính vì vậy tình yêu dần dần sẽ được thay thế bằng cảm giác bên nhau vì sự sống còn của con cái. Và khi đứa trẻ lớn lên, cảm giác này mất dần. Ngoài ra, các hormone tự sản xuất ở nồng độ thấp hơn nhiều. Chức năng não trở nên ổn định, nó bắt đầu hoạt động thường xuyên và các hoocmon ngừng kích thích tình cảm gắn bó của cặp vợ chồng.

Làm sao để tình yêu mặn nồng hơn?

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng cảm giác gắn bó khiến chúng ta sống với bạn tình trong một thời gian dài có liên quan đến hormone oxytocin và vasopressin. Mức độ oxytocin tăng lên khi những người yêu nhau có hành động ôm, hôn, trò chuyện hoặc quan hệ tình dục.

Vì vậy, để tăng sự gắn kết trong tình yêu, cách tốt nhất là thường xuyên thể hiện cử chỉ thân mật với nhau. Bên cạnh đó cũng đừng quên bày tỏ lòng biết ơn, lắng nghe và chia sẻ để cùng nhau vượt qua xung đột, duy trì mối quan hệ lâu dài.

* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm