Đời sống

Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không?

Bạn hiểu như thế nào về tam tai? Cúng sao giải hạn tam tai có phải là một hành vi mê tín dị đoan hay không, cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Hủy hôn sau tệp ảnh dưới đệm ghế: Sự thật gây sốc tại nhà mẹ chồng tương lai / Loại cây có lá giống rau má nhưng chỉ sống ở những nơi nước suối sạch, giá gần 6 triệu/kg

Tam tai là gì?

Tam tai là một khái niệm trong văn hóa và phong thủy của người Việt, liên quan đến những năm không may mắn trong cuộc đời của mỗi người. Theo quan niệm dân gian, tam tai là 3 năm liên tiếp gặp nhiều bất trắc, khó khăn trong cuộc sống, từ tiền tài, sức khỏe đến tinh thần.

Trong đó "tam" là 3 năm, "tai" là tai họa. Một đời người cứ 12 năm (theo chu kỳ 12 con giáp) sẽ gặp hạn tam tai một lần, một lần là 3 năm, thường được xác định dựa trên tuổi của họ.

Chẳng hạn như:

- Người tuổi Tý, Thìn, Thân sẽ gặp tam tai vào 3 năm liên tiếp nhau là Dần, Mão, Thìn.

- Người tuổi Mão, Mùi, Hợi sẽ gặp tam tai liên tiếp vào 3 năm là Tỵ Ngọ, Mùi.

- Người tuổi Ngọ, Tuất, Dần sẽ đối diện với tam tai vào 3 năm liên tiếp là Thân, Dậu, Tuất.

- Người tuổi Sửu, Tỵ, Dần gặp tam tai vào 3 năm liên tiếp nhau là Tý, Sửu, Hợi.

*Thông tin mang tính chất tham khảo

Tam tai là gì

Ảnh minh họa.

Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không?

Căn cứ tại khoản 1, 2 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thì:

- Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.

- Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.

Theo đó, mọi người có quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo theo quy định tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, tuy nhiên, không vi phạm điều cấm của pháp luật.

 

Căn cứ tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL như sau:

Quy định cấm trong hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng

...

4. Hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá có nội dung mê tín dị đoan quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Quy chế là những hoạt động có nội dung làm mê hoặc người khác, trái với tự nhiên, gây tác động xấu về nhận thức, bao gồm: Cúng khấn trừ tà ma, chữa bệnh bằng phù phép, lên đồng phán truyền, xem bói, xin xăm, xóc thẻ, truyền bá sấm trạng, phù chú, cầu lợi cho mình gây hại cho người khác bằng cách yểm bùa, đốt đồ mã ở nơi công cộng và các hình thức mê tín dị đoan khác.

Theo đó tại điểm b khoản 1 Điều 3 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP như sau:

 

Quy định cấm trong hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng

Nghiêm cấm các hoạt động sau đây:

1. Các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa có nội dung:

...

b) Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục, gây hại cho sức khỏe và hủy hoại môi trường sinh thái;

 

Như đã phân tích trên, hành vi cúng sao giải hạn tam tai chỉ được xem là một hoạt động thuộc tín ngưỡng khi thông qua nghi lễ mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng, thể hiện được những điều tốt đẹp về đời sống tinh thần, đời sống tâm linh.

Ngược lại, nếu cúng sao giải hạn tam tai gây tác động xấu về nhận thức, không phù hợp với lẽ tự nhiên dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khỏe, thời gian, tài sản, tính mạng thì là mê tín dị đoan.

Như vậy, có thể thấy tùy vào mục đích và cách thức thể hiện của hành vi cúng sao giải hạn này mà xét đây có phải là hành vi mê tín dị đoan hay không và nếu là mê tín dị đoan thì là hành vi vi phạm pháp luật.

Tam tai là gì

Mâm cúng giải hạn tam tai (Ảnh minh hoạ)

 

Hành vi mê tín dị đoan trong lễ hội bị xử lý thế nào?

Mê tín dị đoan có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP. Cụ thể:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi:

- Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;

- Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;

 

- Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.

Ngoài ra, căn cứ tại Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi hoạt động mê tín dị đoan như sau:

Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng đối với hành vi tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội. (căn cứ tại điểm b khoản 4 Điều 14)

Phạt tiền từ 15 - 20 triệu đồng đối với tổ chức hoạt động mê tín dị đoan. (căn cứ tại điểm đ khoản 7 Điều 14)

Ngoài ra còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi nêu trên).

 

Mê tín dị đoan có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Hiện không có quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi mê tín dị đoan, tuy nhiên đối với tội hành nghề mê tín dị đoan sẽ bị xử phạt như sau:

Căn cứ tại Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015 quy định hình phạt đối với tội hành nghề mê tín, dị đoan như sau:

Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

 

- Làm chết người;

- Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm