Tên đệm phổ biến nhất Việt Nam: 100% người Việt đều đã nghe qua nhưng ít ai hiểu ý nghĩa phía sau
Vẻ đẹp khó rời mắt của 3 hot girl Thái Nguyên nổi tiếng trên mạng / Hot girl rút khỏi showbiz lấy chồng đại gia hơn 7 tuổi, giờ ra sao?
Tên đệm được hiểu một cách đơn giản là chữ lót nằm giữa họ và tên. Nó dùng để nhấn mạnh, làm rõ nghĩa cho tên. Ngoài ra, tên đệm cũng chứa đựng một phần ý nghĩa tên gọi, thể hiện sự mong muốn mà người đặt tên hướng đến.
Pháp luật không yêu cầu cụ thể về tên đệm, nhưng người đặt tên luôn ngầm hiểu nó cần phù hợp với giới tính, truyền thống gia đình, phù hợp thuần phong mỹ tục. Rất nhiều gia đình yêu thích việc lấy họ của mẹ làm tên đệm của con, hay tên của mẹ làm tên đệm cho con.
Ảnh minh hoạ
Ở Việt Nam, cấu trúc họ tên thông thường là: Họ - Tên đệm – Tên chính. Hai tên đệm phổ biến nhất tại nước ta là Văn và Thị. Người xưa vẫn mặc đình “nam Văn, nữ Thị”, mãi đến sau này mới dần thay đổi, nhiều tên đệm khác xuất hiện. Nhìn chung, các tên đệm được ưa dùng nhất ở Việt Nam hiện nay có thể kể đến như: Văn, Thị, Ngọc, Đình, Xuân, Tiến, Thành… Tùy theo giới tính sẽ có tên đệm phù hợp. Chẳng hạn nam giới thường sẽ là Văn, Đình, Thành, Tiến… Trong khi đó nữ giới là Thị, Ngọc, Thu… Cũng có một số tên đệm trung tính như Ngọc, Duy, Xuân…
Lại nói về ý nghĩa của Văn và Thị. Đầu tiên, từ Văn chuyên được dùng cho nam giới. Trước đây chỉ có nam giới mới được đi học, mà chữ Văn lại đại diện cho người đi học, người có chữ nghĩa. Vậy nên mặc định chữ Văn dành cho nam giới là vì vậy.
Trong khi đó, chữ Thị bắt đầu xuất hiện sau Bắc thuộc lần thứ nhất. Thị là từ Hán Việt, dùng để chỉ phụ nữ. Nó trở thành tên lót đại diện cho phụ nữ, thể hiện giới tính cũng vì vậy.
Ngày nay, quan niệm “nam Văn nữ Thị” đã mai một rất nhiều. Tên đệm được đặt nổi bật, độc lạ hơn rất nhiều. Chẳng hạn, tên đệm đứng độc lập: Là tên đệm thông thường, không phối được với họ hay tên chính để làm từ ghép. (ví dụ: Trần Văn Toản, Nguyễn Văn Tuấn, Võ Văn Đạt).
Tên đệm phối hợp với tên chính: Tên chính và tên đệm khi ghép lại với nhau sẽ thành từ kép có nghĩa. (ví dụ: Phan Thiện Nhân, Nguyễn Thành Đạt, Trương Mỹ Nhân).
Tên đệm phối hợp với họ: Họ và tên đệm khi ghép lại với nhau sẽ thành cụm từ có ý nghĩa tốt đẹp. (ví dụ: Hoàng Kim Sơn, Thái Dương Nga).
Tên đệm có 2 chữ, 1 đứng độc lập, 1 phối hợp với tên chính. (ví dụ: Nguyễn Trần Duy Nhất, Trương Thị Ngọc Mai, Phan Anh Như Ngọc).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mẹ chồng bệnh nặng, tôi lao về quê với mục tiêu thừa kế – nhưng lời bà nói khiến tôi "đứng hình"
Kiếm 50 triệu/tháng vẫn không dám gửi tiền cho bố mẹ, tôi quyết định ly hôn vì câu nói lạnh lùng của vợ lúc mẹ chồng ốm
Thông gia vừa rời khỏi, mẹ chồng lập tức sai giúp việc lau nhà vì "bẩn," tôi xách đồ bỏ đi và để lại một câu nói khiến bà tức tím mặt
Một tuần sau khi ra ở riêng, tôi ‘muối mặt’ xin mẹ chồng cho về, nhưng câu trả lời của bà khiến tôi ám ảnh
Tử vi 12 con giáp ngày 16/11: Dậu tài chính hanh thông, Tý đối mặt thử thách
Chồng cũ đòi lại nhà sau 5 năm ly hôn: Hành động bất ngờ khiến tôi vừa giận vừa lo sợ