Thái độ vênh váo sang nhà chị dâu đòi đồ mẹ gửi nhưng ngay lập tức cô em chồng tím mặt khi nhìn tờ giấy nhắn nhủ bên trong
Em chồng đã ở nhờ còn lười biếng, chị dâu cao tay khiến cô ta miễn cưỡng thay đổi chỉ sau 1 tuần / Em chồng hỗn láo xem chị dâu như osin và màn dạy dỗ khiến cô ta xấu hổ trước mặt anh người yêu
Vợ chồng Lam cưới nhau tính tới nay cũng được gần 5 năm, nói chung cuộc sống hôn nhân của cô khá yên ả. Kiên - chồng cô là người sống tình cảm, biết yêu thương vợ con. Đặc biệt mẹ chồng Lam tâm lý lúc nào cũng thương cô như con gái. Chỉ duy nhất có Vân - cô em chồng là luôn hoạnh họe gây sự với Lam.
Ảnh minh họa
Vân là con út được bố mẹ chiều từ nhỏ thành thử tính tình đành hanh, ích kỷ. Học xong ra trường, Vân cũng ở lại thành phố làm việc nên Kiên bảo vợ dọn 1 phòng cho em gái tới sống cùng để Vân đỡ mất tiền thuê nhà, anh chị em lại gần gũi có thể chăm lo được cho nhau. Thế nhưng tới ở với anh trai, chị dâu, Vân lúc nào cũng coi mình như kiểu thượng khách, quần áo thay xong không giặt, cơm nước không nấu để Lam làm cả, ăn xong là nhảy tót về phòng xem tivi mặc chị rửa bát.
Đã thế nàng ta còn xấu tính hay soi mói, bắt bẻ Lam. Nhiều hôm bận việc công ty về muộn, không kịp đi chợ Lam đành mua tạm khoanh giò, hay ít nem tai người ta bán sẵn về ăn. Vừa sắp được mâm cơm ra, Vân đã chẹp miệng: "Chả biết chị làm vợ cái kiểu gì, suốt ngày cho chồng ăn đồ ăn sẵn ngoài chợ. Anh em hiền đó, chứ phải người khác thì họ bỏ chị luôn".
Có thể bạn quan tâm
Hiểu tính em chồng, không muốn động tí chị em lại cãi vã to tiếng để thiên hạ cười chê nên Lam cố nhịn. Thậm chí nhiều khi Kiên thấy em gái ngang ngược quá anh cũng trợn mắt quát song Lam gàn bảo anh đừng chấp. Thế mà Vân vẫn còn gọi điện về dưới quê kể xấu chị dâu đủ điều với mẹ. Cũng may tính con gái thế nào mẹ Kiên biết quá rõ nên lần nào bà cũng mắng lại: "Con vừa phải thôi, chị dâu con là người hiền lành tử tế mới có thể cho đứa đành hành như con sống cùng nhà đó".
Mấy năm sau Vân lấy chồng dọn ra ngoài sống nhưng tính nết của nàng ta thì vẫn thế, cấm có tí thay đổi nào. Mỗi lần mẹ chồng Lam gửi đồ quê sạch lên cho hai hộ gia đình (vợ chồng cô với vợ chồng Vân) là kiểu gì Vân cũng tranh phần ngon về mình ví như có lần nhà thịt lợn, mẹ Kiên gửi theo xe lên mấy cân thịt, mấy cân xương rồi điện thoại dặn Vân là chia đều ra cho 2 nhà. Thế mà cuối cùng Vân lấy hết thịt, để mỗi xương lại cho chị dâu. Lam biết nhưng vẫn vui vẻ chẳng ý kiến gì.
Cho đến hôm vừa rồi, mẹ Kiên tát ao được con cá chép nặng gần 4 kg, bà làm sạch cắt làm 3 phần gửi lên cho các con. Nhưng lần này bà gửi thẳng cho Lam nhận rồi dặn Vân sang nhà anh chị lấy.
Ảnh minh họa
Nhận được điện thoại của mẹ, Vân hớn hở phi xe sang, đồ Lam nhận vẫn còn nguyên trong thùng xốp, Vân nhìn thấy chạy lại định nhặt phần giữa cầm về song vừa mở thùng xốp ra đã thấy tờ giấy chữ mẹ ghi bỏ trong túi li lông để trên mình con cá: "Cá mẹ chia 3 phần, Lam Kiên lấy khúc giữa, vợ chồng Vân phần đầu đuôi".
Mặt Vân ngắn tũn hết nhìn con cá, lại nhìn sang tờ giấy mẹ ghi đành hậm hực nhận lấy phần của mình mang ra xe. Em chồng về, Lam mới cầm tời giấy mẹ chồng ghi lên đọc mà cô thấy ấm lòng. Thì ra mỗi lần mẹ Kiên gửi đồ lên Kiên đều gọi về kể cho mẹ nghe, bà biết chuyện nên mới phải ghi rõ ràng như thế để con dâu đỡ thiệt. Tối đó, bà còn gọi điện nhắc Lam, nếu Vân cư xử có gì không phải, cô là chị cứ việc uốn nắn, dậy bảo không phải giữ ý. Nghe bà nói Lam xúc động lắm bởi cô biết, cảnh làm dâu chẳng mấy người tốt phúc có được mẹ chồng tốt như mẹ Kiên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sốc với món quà cưới độc đáo từ hội người yêu cũ của chồng: Đám cưới tưởng chừng hạnh phúc bỗng hóa "biến cố" không tưởng!
Bí quyết để cây trầu bà mọc lá xanh mướt: Cho cây uống 2 loại “nước” rẻ tiền mà nhà nào cũng có sẵn
Lời dạy Quỷ Cốc Tử rằng trước khi vận rủi ập đến, con người sẽ gặp 4 điềm báo này, cần nhạy bén để nhận ra và hóa giải nó
Đằng sau việc nhà hàng phục vụ lạc rang trước bữa ăn: Lý do thật sự chắc chắn sẽ khiến bạn phải trầm trồ
Chồng nhất quyết không đồng ý biếu Tết ông bà ngoại 5 triệu, tôi quăng luôn tập tiền, tuyên bố với chồng luôn 1 điều “xanh rờn”
Tục ngữ có câu: “Bước vào tháng mười hai âm lịch, đừng hỏi ai năm điều này', điều cấm kỵ dân gian có chính đáng không?