Đời sống

Thận trọng khi tắm nắng cho trẻ

Tắm nắng là việc làm hết sức cần thiết cho trẻ nhưng bạn cần chú ý làm đúng cách.

7 triệu chứng không đau nhưng có thể là dấu hiệu sớm của ung thư, hãy nhanh chóng đi gặp bác sĩ / 2 bài thuốc chữa bệnh viêm gan, xơ gan cực kỳ hiệu quả từ cây lược vàng mang lại công dụng tức thì

Những tác hại khi tắm nắng cho trẻ sai cách

Thận trọng khi tắm nắng cho trẻ

Bạn cần tắm nắng cho trẻ đúng cách. Nguồn ảnh: Internet

Trẻ nhỏ được tắm nắng thường xuyên, khoảng 80% vitamin D sẽ được hấp thụ, hạn chế tình trạng còi xương, vàng da sơ sinh. Tuy nhiên, nếu tắm nắng sai cách, có thể gây ra những tác hại không nhỏ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, đó là:

Cảm nắng

Khi cho trẻ tắm nắng, phụ huynh không nên để lộ vùng đầu của bé quá lâu vì điều này dễ làm trẻ bị cảm nắng. Trẻ sơ sinh phần vỏ não còn chưa hoàn thiện nên việc để bé tắm nắng quá lâu với “đầu trần” có thể ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng tới não bộ, khiến trẻ hay quấy khóc.

Ảnh hưởng tới thị lực

Ánh sáng mặt trời có thể chứa các tia cực tím (tia UV) gây hại cho sức khỏe của bé. Đối với trẻ sơ sinh, mắt là một bộ phận rát nhạy cảm. Mi mắt của trẻ mỏng nên không thể che hết được ánh sáng mặt trời. Việc để mắt trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời mà không được che chắn hay bảo vệ hợp lý sẽ gây ảnh hưởng đến thị lực của con.

 

Gặp các vấn đề về da

Da của trẻ sơ sinh thường rất non nớt và nhạy cảm. Dưới tác động của ánh nắng mặt trời quá lâu, đặc biệt là ánh nắng mặt trời vào mùa hè với lượng bức xạ mạnh có thể ảnh hưởng tới làn da của bé, dễ gây các vấn đề về da như viêm da, dị ứng da, …

Khi thời tiết chuyển mùa, phụ huynh cũng hạn chế không cho trẻ phơi nắng quá nhiều vì đây là thời điểm thuận lợi để các virus, vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và phát triển mạnh. Ngoài ra, độ ẩm và nhiệt độ thay đổi bất thường khiến trẻ khó thích nghi và dễ mắc các bệnh như viêm họng, cảm cúm, đau mắt, dị ứng ,… khi tắm nắng.

Đặc biệt, nếu tắm nắng cho trẻ không đúng cách trong một thời gian dài dễ khiến trẻ có nguy cơ mắc ung thư da cao hơn so với được tắm nắng hoặc bổ sung vitamin D đúng cách.

Sai lầm khi tắm nắng cho trẻ

 

Sai lầm khi tắm nắng cho trẻ quá lâu

Tắm nắng cho trẻ tuy rất tốt nhưng nó chỉ thật sự tốt và phát huy tác dụng khi được thực hiện đúng cách, đúng thời điểm, đúng liều lượng. Sai lầm khi tắm nắng cho trẻ thường gặp hiện nay là việc tắm cho trẻ qua lâu sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng cho bé yêu.

Mỗi tuần bạn chỉ cần tắm nắng cho trẻ khoảng 2 tiếng chia đều cho các ngày, mỗi ngày khoảng 15-20 phút là phù hợp nhất, tuy nhiên trong thời gian đầu bạn chỉ cần cho trẻ tắm nắng vài phút rồi tăng dần thời lượng từng ít một để trẻ thích ứng dần và có thể hấp thu, tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời tốt hơn. Khi trẻ được 3 tháng tuổi trở đi, bạn có thể tắm nắng cho trẻ tối đa là 30 phút/1 ngày nhé. Vượt quá thời lượng trên đều không tốt.

Tắm nắng cho trẻ qua khung cửa kính

Nhiều bà mẹ cứ quan niệm sợ cho trẻ ra ngoài môi trường gặp phải khói bụi, ô nhiễm nên đã thực hiện tắm nắng cho trẻ qua khung cửa kính mà không biết rằng làm như thế da trẻ không được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời thì việc tắm nắng ấy cũng không có tác dụng gì. Hãy để trẻ được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời ở những vùng da cần tắm nắng với điều kiện địa điểm tắm nắng phải đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, không khí trong lành và không có gió lùa.

Cởi hết áo quần khi tắm nắng cho trẻ là sai lầm

Việc tắm nắng cho trẻ cần thực hiện lần lượt trên từng vùng da nhất định, trước hết nên tắm nắng bàn chân, cổ chân, sau đó đến lưng trước, lưng sau, tiếp đến là bắp chân, đùi, ngực, tay, cổ,…chứ không nên cởi hết áo quần của trẻ. Chính vì vậy để đảm bảo an toàn, khi tắm nắng, bạn chỉ cần cho trẻ mặc áo quần thông thoáng, đồng thời không nên để ánh nắng mặt trời chiếu thắng vào đầu, mắt, mặt của trẻ bởi nó sẽ gây ra những tổn thương nhất định đến những bộ phận nhạy cảm.

 

Phơi nắng thời gian nào mới đúng?

Trong ánh nắng có tia UVA, UVB, UVC nhưng chỉ có UVB là tia duy nhất có tác dụng kích thích tiền chất vitamin D dưới da chuyển thành vitamin D. Tia UVB có bước sóng ngắn, chỉ đến được mặt đất trong khoảng thời gian sau 9h đến trước 16h, mạnh nhất là giữa trưa nên phơi nắng sớm hay chiều muộn không có tác dụng tổng hợp vitamin D.

Tia UVA thực ra rất khoẻ, bước sóng dài, chiếm tới 95% tổng số bức xạ UV, cứ có nắng là có sự hiện diện của tia này. Đây là thủ phạm gây sạm da, nám da, ung thư da. 5% bức xạ còn lại là UVB. Phơi nắng để hứng được UVB không dễ, nhất là với thời tiết nắng nóng và nhiều khói bụi như Việt Nam, chuyện đưa trẻ ra phơi nắng rất cực.

Phơi nắng trong bóng râm càng không có tác dụng hứng vitamin D vì UVB bị cản bởi các yếu tố tạo bóng râm đó. Tất nhiên phụ huynh vẫn nên cho trẻ ra ngoài chơi dưới nắng hay trong bóng râm nhưng đừng chủ đích lấy vitamin D.

Da trẻ em mỏng bằng 1/5 da người lớn và ít có khả năng chống lại bức xạ tia cực tím. Vì thế trên thế giới người ta không khuyên phơi nắng nhiều nữa, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm