Thăng chức được gần một tháng, tôi đưa vợ đến cảm ơn sếp, không ngờ lại rơi vào tình huống xấu hổ
Không dám từ chối vì đó là sếp của chị / Đang yên lành, em nhận lời sếp đóng giả người yêu với giá 50 triệu đồng, tưởng việc nhẹ lương cao nhưng không biết mình lại chính là "tội đồ" trong chuyện này
Sau 3 năm là nhân viên tốt, gương mẫu và luôn cố gắng hoàn thành tốt công việc, cuối cùng tôi cũng được sếp chú ý đến. Tôi được thăng chức phó giám đốc chi nhánh. Người vui nhất có lẽ là vợ tôi, cô ấy gọi điện khoe với bạn bè và anh em suốt một buổi. Thậm chí cô ấy còn làm một bữa tiệc hoành tráng tại nhà để chiêu đãi bạn bè đồng nghiệp của tôi.
Nhiều ngày sau đó vợ mang về nhà rất nhiều bộ đồ quần áo đẹp, những bộ trang sức giá cả 10 triệu, cô ấy bảo là vợ của phó giám đốc phải ăn mặc đàng hoàng để chồng được hãnh diện với bạn bè.
Lương thì chưa được nhận tháng nào mà vợ đã vét sạch tiền tiết kiệm của gia đình để mừng việc chồng làm sếp. Tôi có trách vợ nhưng cô ấy cười bảo, chỉ hai tháng lương của tôi là có thể bù đắp được, phải chịu chi mới thu về được. Vợ còn gợi ý tôi đến nhà sếp để cảm ơn.
Sếp tôi là người rất kín tiếng, từ khi tôi chuyển về công ty này, tôi và sếp chỉ gặp trong vài cuộc họp quan trọng, còn không thì sếp sẽ trực tiếp giao chỉ thị qua điện thoại hoặc văn bản do thư ký mang tới. Vì vậy, tôi đã đồng ý với phương án của vợ là tới nhà sếp để cảm ơn bởi tôi cũng muốn biết nhiều thêm về sếp và cuộc sống riêng tư của sếp.
Hôm đó vợ ăn mặc rất đẹp, ngồi trước bàn trang điểm cả tiếng đồng hồ, chỉ khi tôi nổi nóng vợ mới chịu lên xe đi. Sau 30 phút tìm kiếm cuối cùng tôi cũng tìm được đến nơi ở, lần đầu tiên đến, cả hai vợ chồng tôi đều choáng ngợp bởi vẻ giàu sang của nhà sếp.
Người ra mở cổng là một người phụ nữ ăn mặc giản dị nhưng khuôn mặt lại rất vui vẻ, chưa biết là ai nên tôi lễ phép chào hỏi. Nhưng thái độ của vợ thì lại trái ngược hẳn với tôi.
Vợ hỏi người phụ nữ: "Chị giúp việc này cho tôi hỏi chút? Vợ sếp làm nghề gì vậy? Chắc chị ấy xinh đẹp và ăn mặc sang trọng lắm nhỉ?". Người phụ nữ cười cười bảo: "Cũng bình thường thôi mà". Tôi ra hiệu cho vợ đừng nói tiếp nữa nhưng trên đoạn đường ngắn từ cổng vào nhà, vợ cứ xoắn lấy chị ấy để hỏi han về vợ sếp, nào là sở thích rồi tính tình...
Đến khi vào trong, bắt tay xong, sếp bảo người phụ nữ kia rằng: "Em pha giúp anh ấm trà nhé". Sau đó quay lại giới thiệu với chúng tôi đó là vợ anh ấy, nhà không thuê giúp việc nên mọi việc chị ấy đều đảm nhiệm.
Cả hai vợ chồng tôi đều ngượng ngùng, vợ tôi lắp bắp vài lần rồi mới lấy lại vẻ tự nhiên, chạy xuống bếp để phụ giúp vợ sếp và lân la xin lỗi.
Không khí buổi hôm đó rất xấu hổ. Vợ sếp không muốn nói gì với chúng tôi, thậm chí khi chúng tôi ra về, họ cũng không hề giữ lại ăn cơm trưa dù lúc đó là 11:30 phút trưa. Khi tiễn chúng tôi ra cửa, sếp trả lại túi quà và bảo: "Lần sau đừng khách sáo thế, cũng đừng mang quà biếu làm gì. Cậu làm thế này khiến tôi rất khó xử".
Tôi ngượng ngùng cầm lấy, trên đường về tôi cảm thấy rất mất mặt, nhưng vợ tôi thì đỏng đảnh phát biểu một câu: "Trông vợ sếp già hơn sếp anh cả chục tuổi nhỉ? Tưởng thế nào chứ ăn mặc quê mùa, khách đến nhà thì không nói được một lời. Chẳng hiểu sao sếp anh lại lấy vợ như thế. Làm em còn tưởng là giúp việc".
Nghe thấy lời vợ nói, tôi càng xấu hổ hơn. Tại sao vợ tôi lại nông cạn đến thế? Lần này đúng là sai lầm khi tôi nghe lời vợ tới nhà sếp. Làm thế nào để vợ tôi bớt tỏ ra lanh lợi một cách thái quá như thế này đây hả mọi người?
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sốc với món quà cưới độc đáo từ hội người yêu cũ của chồng: Đám cưới tưởng chừng hạnh phúc bỗng hóa "biến cố" không tưởng!
Bí quyết để cây trầu bà mọc lá xanh mướt: Cho cây uống 2 loại “nước” rẻ tiền mà nhà nào cũng có sẵn
Chồng nhất quyết không đồng ý biếu Tết ông bà ngoại 5 triệu, tôi quăng luôn tập tiền, tuyên bố với chồng luôn 1 điều “xanh rờn”
Đằng sau việc nhà hàng phục vụ lạc rang trước bữa ăn: Lý do thật sự chắc chắn sẽ khiến bạn phải trầm trồ
Lời dạy Quỷ Cốc Tử rằng trước khi vận rủi ập đến, con người sẽ gặp 4 điềm báo này, cần nhạy bén để nhận ra và hóa giải nó
Tục ngữ có câu: “Bước vào tháng mười hai âm lịch, đừng hỏi ai năm điều này', điều cấm kỵ dân gian có chính đáng không?