Thanh Hóa: Phố Đầm - vùng giao thương sầm uất trên bến dưới thuyền xưa
6 món ăn "làm mưa làm gió" khi lang thang ở phố cổ Hội An / Giao dịch ngầm tại chợ ‘sung sướng’ ở phố cổ Hà Nội
Phố Đầm hiện nay chỉ còn 30 ngôi nhà giữ được dáng cũ. Những ngôi nhà cổ rêu phong, kiến trúc hai tầng lợp ngói. Nhà xây bằng tường gạch nung và vôi, mái ngói đất sét nung. Do biến thiên của thời gian bị xuống cấp nên nhiều gia đình đã sửa chữa.
Mới đầu người trên này buôn lâm sản, người ở Nam Định, Hà Nam đem theo cá, mắm, muối... các thứ vải vóc đến tụ họp hình thành nên chợ Đầm. Chợ họp 1 tháng 6 phiên vào ngày 5 và 10 còn lại các ngày thường thì chỉ họp chợ chiều ở nơi khác gọi là chợ Hôm. Sau khi hình thành chợ Đầm thì người kéo đến càng đông. Người Phú Thọ vào, người Nghệ An, Hà Tĩnh, trong Nam ra, người Thái Lan tới, bên Thượng Lào đến trên miền núi xuống khu phố cứ thế lớn dần lên.
Bà Cao Thị Đức, một người dân sinh sống trong nhà cổ này ở phố Đầm cho biết, bà là đời thứ 5 sinh sống trong ngôi nhà cổ, "Ngôi nhà do được tổ tiên gây dựng nhờ buôn bán", bà Đức nói.
Đến nay, ngôi nhà hai tầng vẫn gần như nguyên vẹn, tường, sàn và cột xà nhà, chỉ thay thế một vài tấm ván sàn nhà.
“Giá trị kiến trúc hoa văn các thời đại ở đây còn lại rất nhiều. Ở đây không chỉ có nhà kiến trúc thời Pháp mà có nhà mang kiến trúc An Nam, có những cái cổng còn nguyên bản rất đẹp và mang tính thời cổ ở các họa tiết hoa văn khác và những nhà gỗ hoàn kiến trúc theo kiểu Việt Nam còn rất nhiều. Nếu bảo tồn, phát huy được đây sẽ trở thành nơi khai thác, tìm hiểu về lịch sử để con cháu đời sau và các thế hệ khác hiểu được chiều dài lịch sử đất nước Việt Nam, trong đó có phố cổ Xuân Thiên", ông Luyến nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo