Thanh Long - trái cây giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe
Những loại trái cây bổ máu, tăng cường sức khỏe mỗi ngày / Mặt nạ trái cây cho làn da săn chắc, tươi trẻ
1. Quả thanh long rất giàu dinh dưỡng
Thanh long có hàm lượng calo thấp nhưng chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết, đặc biệt là hàm lượng chất xơ cao rất tốt cho sức khỏe.
Cụ thể, trong một cốc thanh long (227 g) chứa 136 calo; 3 g chất đạm; 29 g carbohydrate; 7 g chất xơ cùng các vitamin và khoáng chất như: vitamin C, E, sắt, magiê…
Ngoài các chất dinh dưỡng thiết yếu, thanh long còn cung cấp các hợp chất thực vật có lợi như polyphenol,
carotenoid và betacyanins.
2. Nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời
Thanh long cung cấp 7 g chất xơ trong mỗi khẩu phần. Đây là lựa chọn tuyệt vời để đáp ứng nhu cầu chất xơ hàng ngày của bạn.
Chất xơ không chỉ đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa, mà nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó cũng có thể bảo vệ sức khỏe tim mạch, kiểm soát bệnh đái tháo đường loại 2 và duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Một số nghiên cứu cũng cho thấy, chế độ ăn giàu chất xơ có thể ngăn ngừa ung thư ruột kết.
3. Ăn thanh long giúp bổ sung sắt
Sắt đóng một vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy đi khắp cơ thể và phân hủy thức ăn thành năng lượng.
Để phòng ngừa thiếu sắt, chúng ta cần ăn các thực phẩm giàu chất sắt. Trong đó, thanh long là một trong số ít các loại trái cây tươi có chứa sắt.
Bên cạnh đó, việc kết hợp với hàm lượng vitamin C cao trong quả thanh long sẽ giúp cơ thể bạn hấp thu sắt tốt hơn.
4. Giúp tăng cườnghệ miễn dịch
Khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể được xác định bởi một số yếu tố khác nhau, bao gồm cả chất lượng chế độ ăn uống của bạn.
Vitamin C và carotenoid trong quả thanh long có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và có thể trung hòa các gốc tự do ngăn ngừa tác động có hại với cơ thể.
5. Cải thiện các vi khuẩn có lợi trong đường ruột
Đường ruột là nơi sinh sống của hàng trăm loài vi khuẩn và chúng có ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Thanh long có chứa prebiotics, một loại chất xơ giúp thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn lành mạnh trong đường ruột. Nó có khả năng cải thiện sự cân bằng của các vi khuẩn có lợi trong đường ruột.
Thường xuyên tiêu thụ prebiotics có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa và tiêu chảy. Điều này là do prebiotics thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn tốt, mà các nhà nghiên cứu tin rằng có thể cạnh tranh với vi khuẩn xấu.
Đặc biệt, thanh long chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của hai họ vi khuẩn lành mạnh là vi khuẩn axit lactic và vi khuẩn bifidobacteria.
Tuy nhiên, nghiên cứu về hoạt tính prebiotic của thanh long hiện vẫn còn giới hạn. Cần có thêm nhiều nghiên cứu để xác định tác dụng thực sự của nó đối với đường ruột của con người.
6. Giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính
Các nghiên cứu đã chứng minh chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính như: bệnh tim, ung thư, đái tháo đường và viêm khớp.
Chất chống oxy hóa hoạt động tốt nhất khi được ăn tự nhiên trong thực phẩm. Thanh long là loại thực phẩm tự nhiên có chứa các chất chống oxy hóa mạnh bao gồm: vitamin C, beta-carotene, lycopene và betalain.
Các nghiên cứu quan sát đã tìm thấy mối tương quan giữa lượng vitamin C và nguy cơ ung thư. Những người được cung cấp lượng vitamin C hấp thụ cao hơn có tỷ lệ ung thư đầu và cổ thấp hơn.
Các nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy, betalain có thể chống lại stress oxy hóa và có thể có khả năng ngăn chặn các tế bào ung thư.
Beta-carotene và lycopene là những sắc tố thực vật làm cho quả thanh long có màu sắc rực rỡ. Chế độ ăn giàu carotenoid có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim.
7. Một số món ăn thuốc từ quả thanh long
Thanh long là loại quả ngon, thanh mát rất được ưa chuộng. Vị ngọt chua, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, chỉ khát,...là món ăn vị thuốc phòng trị bệnh tiểu đường, thống phong, huyết áp, mập phì...
Sau đây là một số món ăn bài thuốc dược thiện phòng trị bệnh từ quả thanh long dễ chế biến sử dụng ăn rất ngon phù hợp với nhiều lứa tuổi:
Chữa táo bón kinh niên: Thanh long 200 g, đu đủ chín 50 g, thêm sapoche 50 g, chuối 50 g cắt thành miếng cho vào ly cho thêm đường cát, hoặc sữa cho tủ lạnh ăn ngày 1 - 2 lần.
Chữa tiểu đường: Thanh long 200 g, ổi chín 100 g, xay sinh tố hoặc ép nước uống ngày vài lần.
Chữa gan nhiễm mỡ, thừa cân béo phì: Thanh long 200 g, dứa chín 100 g, làm sinh tố hoặc ép nước uống nhiều ngày.
Chữa bệnh thống phong, gút: Thanh long 100 g, dưa leo 100 g cắt nhỏ cho thêm đường cát ăn hoặc ép nước uống nhiều ngày.
Chữa tăng huyết áp, đau đầu chóng mặt “do can hoả vượng”: Thanh long 200 g, dưa hấu chín 100 g cắt lát, dâu tây 50 g xắt lát, làm sinh tố hoặc ép nước uống ngày 1 - 2 lần.
Chữa viêm đại tràng rối loạn tiêu hoá: Thanh long 100 g thái thành miếng. Yaourt 1 hũ cho vào ly trộn thêm ít đá ăn ngày vài lần.
Chữa ho khan (viêm phế quản): Hoa thanh long tươi 4 - 5 cái tươi nấu canh với thịt heo hoặc sắc uống.
Lưu ý: Thanh long có vị chua tính mát nên người tỳ vị hư hàn, đang đi cầu phân lỏng, đầy bụng, dùng hạn chế hoặc không nên dùng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Ngày nào chồng cũng chì chiết vợ là không biết đẻ vì sinh toàn vịt giời, vợ hét lên: ‘Anh giỏi thì đi mà đẻ'
Người phụ nữ lấy chồng kém 37 tuổi tuyên bố: ‘Anh ấy hạnh phúc và sẽ không bao giờ phản bội tôi’
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?