Đời sống

Thành phố trực thuộc tỉnh nào đông dân nhất Việt Nam?

Theo số liệu công bố của tỉnh Đồng Nai, với hơn 1,2 triệu người, Biên Hòa là thành phố trực thuộc tỉnh có dân số đông nhất ở nước ta hiện nay.

6 địa điểm không thể bỏ qua khi đi du lịch Đà Lạt / Những địa điểm du lịch đẹp như mơ trong tháng 5

Theo Cục thống kê Đồng Nai, với dân số đạt khoảng 1,1 triệu người, Biên Hòa của tỉnh này hiện là thành phố trực thuộc tỉnh có dân số đông nhất ở Việt Nam hiện nay. Dân số Biên Hòa tương đương với dân số các thành phố trực thuộc Trung ương như Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng. Ảnh: Báo Đồng Nai.

Theo Cục thống kê Đồng Nai, với dân số đạt khoảng 1,1 triệu người, Biên Hòa của tỉnh này hiện là thành phố trực thuộc tỉnh có dân số đông nhất ở Việt Nam hiện nay. Dân số Biên Hòa tương đương với dân số các thành phố trực thuộc Trung ương như Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng. Ảnh: Báo Đồng Nai.

Theo Cổng thông tin du lịch Đồng Nai, nằm ở phường Bửu Long, Văn miếu Trấn Biên là văn miếu đầu tiên được xây dựng ở miền Nam để tôn vinh Khổng Tử và các danh nhân văn hóa của khu vực. Trải qua hai lần trùng tu, tái tạo, được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, Trấn Biên đã trở thành địa điểm du lịch uy nghi, đẹp đẽ, quy mô. Ảnh: Du lịch Đồng Nai.

Theo Cổng thông tin du lịch Đồng Nai, nằm ở phường Bửu Long, Văn miếu Trấn Biên là văn miếu đầu tiên được xây dựng ở miền Nam để tôn vinh Khổng Tử và các danh nhân văn hóa của khu vực. Trải qua hai lần trùng tu, tái tạo, được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, Trấn Biên đã trở thành địa điểm du lịch uy nghi, đẹp đẽ, quy mô. Ảnh: Du lịch Đồng Nai.

Cầu Hóa An là cây cầu lớn bắc qua sông Đồng Nai, nối liền phường Bửu Long, Hòa Bình với xã Hóa An của thành phố Biên Hòa. Đây được chọn là địa điểm tuyệt vời nhất để ngắm nhìn hoàng hôn dần buông trên sông Đồng Nai và check – in. Ảnh: Prenn.

Cầu Hóa An là cây cầu lớn bắc qua sông Đồng Nai, nối liền phường Bửu Long, Hòa Bình với xã Hóa An của thành phố Biên Hòa. Đây được chọn là địa điểm tuyệt vời nhất để ngắm nhìn hoàng hôn dần buông trên sông Đồng Nai và check – in. Ảnh: Prenn.

Bửu Long là khu du lịch lớn được xây dựng tại phường Bửu Long, cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 6 km về hướng tây bắc. Với diện tích khoảng 84 ha, độ cao trung bình 100m so với mực nước biển, sở hữu nhiều núi, đá, hang động kỳ ảo, Bửu Long được ví như là Vịnh Hạ Long thu nhỏ ở miền Nam. Ảnh: Buulong.com.vn.

Bửu Long là khu du lịch lớn được xây dựng tại phường Bửu Long, cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 6 km về hướng tây bắc. Với diện tích khoảng 84 ha, độ cao trung bình 100m so với mực nước biển, sở hữu nhiều núi, đá, hang động kỳ ảo, Bửu Long được ví như là Vịnh Hạ Long thu nhỏ ở miền Nam. Ảnh: Buulong.com.vn.

Đại Giác cổ tự (chùa Đại Giác), chùa Phật lớn hay chùa Tượng; xưa thuộc thôn Bình Hoành, xã Hiệp Hòa, tổng Trấn Biên cù lao phố trước đây, nay là khu phố Nhị Hòa, phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa. Ngôi chùa này là di tích lịch sử, danh thắng cổ xưa của vùng đất Biên Hòa, hiện đã được công nhận là Di tích lịch sử và nghệ thuật cấp quốc gia. Ảnh: Báo Đồng Nai.

Đại Giác cổ tự (chùa Đại Giác), chùa Phật lớn hay chùa Tượng; xưa thuộc thôn Bình Hoành, xã Hiệp Hòa, tổng Trấn Biên cù lao phố trước đây, nay là khu phố Nhị Hòa, phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa. Ngôi chùa này là di tích lịch sử, danh thắng cổ xưa của vùng đất Biên Hòa, hiện đã được công nhận là Di tích lịch sử và nghệ thuật cấp quốc gia. Ảnh: Báo Đồng Nai.

Vùng đất Biên Hòa trở thành bộ phận lãnh thổ nước ta dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu, người có công khai khẩn nên vùng đất này chính là Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1700). Ngày nay, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh nằm ở xã Hiệp Hòa (Cù Lao Phố), thành phố Biên Hòa, được đánh giá là một trong số ít những di tích ở Biên Hòa vẫn giữ được những nét đặc trưng của kiến trúc xưa cũ. Hàng năm, tại đền, nhân dân địa phương tổ chức dâng lễ hai lần để cầu bình yên và tưởng nhớ bậc tiền nhân. Không chỉ có giá trị lịch sử, văn hóa, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh còn là điểm thu hút du khách tham quan của tỉnh Đồng Nai. Ảnh: Báo Đồng Nai.

Vùng đất Biên Hòa trở thành bộ phận lãnh thổ nước ta dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu, người có công khai khẩn nên vùng đất này chính là Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1700). Ngày nay, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh nằm ở xã Hiệp Hòa (Cù Lao Phố), thành phố Biên Hòa, được đánh giá là một trong số ít những di tích ở Biên Hòa vẫn giữ được những nét đặc trưng của kiến trúc xưa cũ. Hàng năm, tại đền, nhân dân địa phương tổ chức dâng lễ hai lần để cầu bình yên và tưởng nhớ bậc tiền nhân. Không chỉ có giá trị lịch sử, văn hóa, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh còn là điểm thu hút du khách tham quan của tỉnh Đồng Nai. Ảnh: Báo Đồng Nai.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm