Thấy trang phục mẹ định mặc để đưa mình đi thi, nam sinh nói 1 câu khiến mẹ phổng mũi tự hào: Thi kiểu gì cũng đỗ!
Nghe chồng nói sẵn sàng ra tòa để đòi tài sản từ tay bố chồng, tôi sợ tái xanh mặt / Người phụ nữ 35 tuổi vừa ly hôn đúc kết ra 4 sai lầm vô cùng nghiêm trọng từ trải nghiệm thực tế: Hôn nhân cần lắm 1 chữ "tỉnh"
Kỳ thi chuyển cấp hàng năm không chỉ khiến thí sinh áp lực mà nhiều bậc phụ huynh cũng cảm thấy căng thẳng. Ngoài việc nhắc nhở con học hành, chuẩn bị tâm lý kĩ càng, nhiều người cũng không quên cầu nguyện ơn trên phù hộ hay có những hành động nhằm hy vọng mang lại may mắn cho con.
Mới đây, một phụ huynh ở Thiểm Tây (Trung Quốc) lên mạng chia sẻ câu chuyện thu hút sự chú ý. Chị cho biết, con đang chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh cấp 2, thấy phụ huynh cạnh nhà mặc sườn xám đưa con đi thi, chị cũng có ý định học theo. Đây là điềm may mắn, báo hiệu "sự khởi đầu thành công".
Không ngờ khi trình bày ý định, chị lại bị con mình từ chối một cách "tàn nhẫn". Đứa trẻ nói: Dù mẹ có mặc áo giáp vàng cũng chẳng ích gì, nếu đầu óc trống rỗng thì đi thi có may mắn cũng không thể làm nên chuyện. Sau đó, em còn nói thêm: "Mẹ yên tâm, con đã tập trung chuẩn bị cho kỳ thi, mẹ đừng lo lắng quá". Cách ứng xử của đứa trẻ nhận lời khen của cư dân mạng.
Một phụ huynh khác cũng hài hước chia sẻ tình huống tương tự: "Tôi cũng bảo con trai muốn mặc sườn xám đưa con đi thi nhưng nó bảo dù sườn xám có xẻ đến tận nách cũng chẳng ích gì nếu con không học bài. Đừng chạy theo đám đông". Một bà mẹ khác kể: Chị đề nghị mang một bó hoa hướng dương để con may mắn nhưng cũng bị từ chối. Con bảo chỉ cần đem theo một ít hạt dưa, thi xong con ăn cho khỏi buồn miệng là được.
Nhiều người cho rằng học sinh ngày nay khá thú vị, họ có suy nghĩ riêng và có thể bày tỏ chính kiến mà không ngại bị đánh giá là đi ngược ý kiến đám đông. Đây là điều đáng mừng.
Ảnh minh họa |
Khi con chuẩn bị bước vào kì thi, phụ huynh cần làm gì?
1. Hãy đồng cảm với cảm xúc của con
Càng cận kề kỳ thi, thí sinh càng nảy sinh những suy nghĩ lo lắng: "Nếu mình trượt kỳ thi thì sao?"; "Những học sinh khác đều học giỏi, sao mình lại tệ thế này!"; "Vừa xem xong lại quên mất, mình chẳng làm được gì cho mà xem!"...
Bố mẹ nên phản ứng thế nào khi con cái nói những điều này? Hãy nhớ lại rằng hầu hết chúng ta đều có trải nghiệm tương tự trước kỳ thi khi còn trẻ. Và khi đó, phản ứng nào sau đây khiến bạn cảm thấy thoải mái và tự tin hơn?
Có thể là: A - "Thay vì lo lắng, sao không nhanh ôn bài" - (quở trách)"; B - "Thời gian không còn nhiều, hãy cố mà vượt qua, hoặc có thể ôn tập thêm nửa tiếng mỗi ngày, như vậy con sẽ cảm thấy thoải mái hơn!" - (gợi ý); C - "Sắp thi rồi, đừng nghĩ ngợi nhiều, nghĩ nhiều cũng vô ích phải không?" - (an ủi); D - "Trước đây bố/mẹ cũng thường hơi căng thẳng trước kỳ thi, điều đó là bình thường" - (đồng cảm); E - "Bố/mẹ thấy rằng con đã làm việc chăm chỉ và tin rằng con sẽ thể hiện được trình độ của chính mình - (khẳng định/khuyến khích).
Một giáo viên cho biết, trong những lần chia sẻ với học sinh trước kỳ thi vào trung học phổ thông, cô đã hỏi hàng trăm em và hầu hết các em đều hy vọng rằng cha mẹ sẽ đưa ra câu trả lời như D và E. Bởi vì khi lo lắng và căng thẳng được chấp nhận và chuyển hóa, trẻ sẽ nhận được sự hỗ trợ về mặt tinh thần, giảm bớt lo lắng quá mức và thể hiện tốt hơn.
Chúng ta không nên cố gắng phủ nhận hay xua đuổi những cảm xúc căng thẳng trước kỳ thi mà hãy giúp trẻ điều chỉnh sự căng thẳng ở mức độ vừa phải. Lúc này, trẻ sẽ dễ dàng bứt phá khỏi vùng an toàn, ổn định cảm xúc và nhận ra tiềm năng của mình.
2. Giúp trẻ hình thành nhận thức tích cực và có những gợi ý tích cực về kỳ thi
Niềm tin quyết định tâm lý, và tâm lý quyết định trạng thái. Cha mẹ trước hết có thể giúp con nhận thức về kiến thức, niềm tin và thái độ đối với kỳ thi, chuyển hóa nhận thức tiêu cực của con về kỳ thi.
Một mặt, bản thân cha mẹ nên bỏ đi những kỳ vọng quá mức đối với con cái như "một kỳ thi quyết định cả cuộc đời", "thi rớt con có lỗi với cha mẹ và dòng họ". Mặt khác, hướng dẫn trẻ nhận thức và điều chỉnh cách hiểu về kỳ thi, tạo không khí thoải mái, mở một bản nhạc nhẹ êm dịu, hướng trẻ đối diện với cảm xúc:
Cha mẹ cũng có thể chia sẻ với con về thành công hay thất bại trong kỳ thi. Khi chúng ta coi kỳ thi như một người bạn, không phải là sự phản kháng sợ hãi, chúng ta có thể thân thiện với nó hơn, bình tĩnh và tự tin hơn, không trốn tránh hay run sợ. Giống như khi con còn nhỏ bị tiêm, càng sợ thì càng đau, nỗi đau sợ hãi còn lớn hơn nỗi đau thi cử.
Vì lo lắng, các bậc cha mẹ thường dùng câu "đừng cẩu thả" và "đừng lo lắng" để nhắc nhở con cái. Hãy cố gắng không sử dụng từ tiêu cực "không"; "đừng". Thay vào đó, hãy nêu những từ tích cực như: Tôi thoải mái, tôi có thể làm bài kiểm tra cẩn thận, tôi tự tin...
3. Bài tập chánh niệm để chủ động đối phó với sự lo lắng khi thi
Các em đều mong muốn có thể tập trung và tự tin làm bài thi. Chướng ngại vật thường là các loại sợ hãi và lo lắng trong tâm trí. Chìa khóa để đối phó là dạy trẻ học và làm bài thi với "chánh niệm", tức là tập trung vào những việc cần làm vào lúc này.
Trong giai đoạn luyện thi, bạn có thể cùng con luyện tập, một khi các loại suy nghĩ tiêu cực xuất hiện, hãy để bản thân bình tĩnh trở lại với hiện tại.
Một là sử dụng phương pháp lắng nghe hơi thở để trở về thời điểm hiện tại, khỏi nuối tiếc quá khứ và lo lắng cho tương lai. Phương pháp tĩnh tâm này đặc biệt cần thiết trong các kỳ thi đòi hỏi sự tập trung cao độ. Khi thở ra chậm gấp đôi so với hít vào, những lo lắng, mệt mỏi, căng thẳng trong cơ thể được trút ra cùng với hơi thở ra.
Hai là chúng ta có thể thảo luận với đứa trẻ về việc dùng một vật nhỏ để "nhắc nhở chánh niệm". Chẳng hạn như búng nhẹ sợi dây chun trên cổ tay, và sự kích thích vật lý nhỏ trở thành lời nhắc nhở quay trở lại thời điểm hiện tại; Hoặc sử dụng một tư thế cơ thể đặc biệt, chẳng hạn như nắm chặt tay và hét lên "Có" với chính mình,...
Chỉ cần trẻ thực hiện một hành động như vậy, thì khi gặp bối rối, tín hiệu chánh niệm sẽ được đưa lên não, nhắc nhở bản thân tập trung vào giây phút hiện tại và tin tưởng vào bản thân.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến