Đời sống

Thiếu máu não, đau đầu, mất ngủ: Bổ sung ngay 8 món giúp đẩy máu lên não, tốt hơn thuốc hoạt huyết

Bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng vào chế độ ăn uống hàng ngày là cách đơn giản nhất để phòng ngừa và điều trị tình trạng thiếu máu não.

Trà xanh- 'thần dược' cho sức khoẻ nên bổ sung thường xuyên / 3 loại thực phẩm chức năng bạn không cần thiết phải bổ sung

Triệu chứng thiếu máu não

Thiếu máunão có những triệu chứng khó nhận thấy và dễ bị nhầm lẫn với các tình trạng bệnh khác. Một số dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu máu não:

- Đau đầu.

- Chóng mặt.

- Hoa mắt, giảm thị lực.

- Giảm khả năng nghe, ù tai.

- Cảm giác và chức năng vận động bị rối loạn như tê bì chân tay, nhức mỏi, vận động yếu.

Để cải thiện tình trạng thiếu máu não, bạn có thể bổ sung một số món ăn bổ dưỡng giàu sắt và các vitamin cần thiết để tạo huyết sắc tố và sản xuất hồng cầu. Ngoài ra, nên ăn cả những thực phẩm giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn.

Một số thực phẩm bổ dưỡng nên thêm vào chế độ ăn uống để cải thiện tình trạng thiếu máu não

Rau xanh và trái cây

thuc-pham-tot-cho-nguoi-thieu-mau-nao-01
Ảnh minh họa.

Rau xanh, đặc biệt là các loại rau có lá sẫm màu có thể cung cấp lượng sắt nonheme dồi dào. Trong đó, tốt nhất là rau chân vịt, cải xoăn...

Trái cây cung cấp nguồn vitamin C tuyệt vời giúp tăng khả năng hấp thụ sắt.

Thịt gia súc, gia cầm

thuc-pham-tot-cho-nguoi-thieu-mau-nao-02

Tất cả các loại thịt đều có chứa sắt heme. Thịt đỏ, thịt cừu, thịt nai là nguồn cung cấp sắt tốt nhất. Chẳng hạn như 100 gram thịt bò có thể cung cấp 28 gram protein, các vitamin nhóm B, kali, kẽm, magie và sắt. Các loại thịt gia cầm như gà, vịt cung chứa sắt nhưng với hàm lượng thấp hơn.

Ăn thịt cùng với rau xanh và trái cây giàu vitamin C có thể làm tăng khả năng hấp thụ sắt.

 

Gan động vật

thuc-pham-tot-cho-nguoi-thieu-mau-nao-03

Gan động vật là nguồn cung cấp sắt tuyệt vời. Ví dụ như 100 gram gan heo có tới 21,3g protein, 25mg sắt, 8700 mcg vitamin A. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng gan động vật thường chứa cả các độc tốt nên mỗi tuần chỉ nên ăn 2-3 lần.

Ngoài ra, bổ sung tim và huyết động vật cũng giúp tăng cường sắt cho cơ thể.

Trứng gà

Trứng gà là thực phẩm dễ mua, dễ chế biến lại chứa lượng dinh dưỡng dồi dào. Lòng đỏ trứng gà có 13,6% đạm; 29,8 % chất béo và 1,6 % chất khoáng. Ngoài ra, trứng gà còn chứa lecithin giúp điều hòa cholesterol, giúp đào thải cholesterol xấu ra khỏi cơ thể.

 

Bí đỏ

thuc-pham-tot-cho-nguoi-thieu-mau-nao-04

Nghiên cứu chỉ ra rằng bí đỏ là thực phẩm giàu sắt, kẽm, carotene, các vitamin và axit amin thiết yếu đối với cơ thể. Đặc biệt, hạt bí đỏ cũng chứa rất nhiều sắt, 100 gram hạt bí đỏ có chứa 15mg sắt.

Hải sản

thuc-pham-tot-cho-nguoi-thieu-mau-nao-05

Hải sản cung cấp sắt heme. Các loại hải sản có vỏ như hàu, nghêu, sò, cua, tôm cung cấp lượng sắt dồi dào. Hầu hết các loại cá cũng có lượng sắt lớn.

Một số loại cá có hàm lượng sắt tốt như cá ngừ, cá thu, cá rô tươi, cá nục, cá hồi...

 

Trong đó, cá hồi chứa nhiều axit béo không no omega-3 rất tốt cho trí não. Ngoài ra, cá hồi còn chứa nhiều vitamin A, B6, B12, D cùng các nguyên tố vi lượng như canxi, kali, phốt pho, kẽm, đồng, mangan...

Đậu

Đậu là nguồn cung cấp sắt tốt cho cả người ăn thịt lẫn người ăn chay. Các loại đậu đều dễ kiếm, giá thành rẻ và có thể chế biến thành nhiều món ăn. Một số loại đậu giàu chất sắt là đậu đỏ, đậu xanh, đậu nành, đậu đen, đậu Hà Lan...

Quả hạch và hạt

thuc-pham-tot-cho-nguoi-thieu-mau-nao-06

Các loại hạt cung cấp lượng sắt không hề nhỏ. Chúng có hương vị tuyệt vời, phù hợp với cả những người ăn kiêng. Cả hạt thô và rang đều có lượng sắt tương tự.

 

Một số loại hạt giàu sắt như hạt điều, hạt thông, hạt hướng dương, hạnh nhân...

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm