Thịt vịt là “thuốc bổ thượng hạng” nhưng 5 nhóm người này càng ăn càng độc
4 điều cần thay đổi ngay để có đường ruột khỏe mạnh / Ăn vải mà không biết điều này chắc chắn bạn sẽ hối hận
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trong Đông y, thịt vịt tính hàn, có vị ngọt, hơi mặn. Loại thực phẩm này tác dụng tư âm, dưỡng vị, tốt trong việc điều trị bệnh tim mạch, lao phổi...
Tài liệu y thư cổ có nói thịt vịt là loại thuốc bổ thượng hạng. Không chỉ là thực phẩm thơm ngon nó còn có tác dụng điều hòa ngũ tạng, lợi thủy, trừ nhiệt, bổ hư.
Sách Bản thảo cương mục của Lý Thời Trâncũng ca ngợi tác dụng của thịt vịt khi cho rằng nó có thể chữa các chứng bệnh tiểu tiện bất lợi, nhiệt bệnh, hư lao, bổ ngũ tạng và thủy đạo.
Tuy rất bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn thịt vịt.
Người mắc bệnh gút
Thịt vịt là loại thực phẩm có chứa lượng purin cao. Trong khi đó, người mắc bệnh gút cần tránh đồ ăn chứa purin để không làm tăng lượng axit uric trong cơ thể. Do đó, khi mắc bệnh gút, bạn nên tránh xa thịt vịt.
Người có hệ tiêu hóa kém
Theo Đông y, thịt vịt có tính hàn nên những người có hệ tuần hoàn kém, hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch suy yếu ăn vào dễ gặp tình trạng khó tiêu, không tốt cho cơ thể. Ngoài ra,người thểtrạng hàn ăn thịt vịt cũng dễ bị các bệnh về cơ xương khớp.
Người mới phẫu thuật
Nnhững người mới phẫu thuật cần kiêng đồ tanh như thịt vịt vì nó có thể làm vết thương lâu lành.
Người bị ho
Các thực phẩm tanh như thịt vịt sẽ khiến người đang bị ho cảm thấy khó thở, sinh ra kích ứng, làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Người đang bị cảm
Người đang bị cảm thường có thể trạng yếu, mệt mỏi. Trong khi đó, thịt vịt tính hàn có thể làm người ốm bị hạ nhiệt, lạnh bụng, tiêu chảy,khó chịu trong người.
End of content
Không có tin nào tiếp theo