Thời điểm tuyệt đối không nên uống nước lạnh
Trẻ sốt, mẹ làm 4 cách này giúp hạ sốt nhanh, không gây hại sức khỏe / 11 thói quen ăn uống cực xấu nhưng ai cũng mắc phải đang dần "hủy hoại" sức khỏe của bạn
Uống nước lạnh có hại không?
Ảnh minh họa. |
Theo y học cổ truyền Ấn Độ, nước lạnh có thể gây mất cân bằng cho cơ thể và làm chậm quá trình tiêu hóa.
Cơ thể có nhiệt độ lõi khoảng 37°C và lương y cho rằng cơ thể sẽ cần tiêu tốn thêm năng lượng để khôi phục nhiệt độ này sau khi uống nước lạnh.
Theo y học cổ truyền Ấn Độ, nước lạnh có thể làm giảm "lửa", hay Agni, là yếu tố cung cấp năng lượng cho tất cả các hệ thống trong cơ thể và rất cần thiết cho sức khỏe. Các thầy lang Ayurveda cũng tin rằng nước ấm hoặc nóng giúp dễ tiêu hóa.
Theo Tây y, có rất ít bằng chứng khoa học cho thấy nước lạnh có hại cho cơ thể hoặc tiêu hóa. Uống nhiều nước có thể giúp cơ thể loại bỏ độc tố, hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
Một nghiên cứu nhỏ từ năm 2013 đã tỉm hiểu về tác dụng của nước uống ở nhiệt độ khác nhau ở 6 người bị mất nước, sau khi tập thể dục nhẹ, trong buồng nóng và ẩm.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc thay đổi nhiệt độ nước ảnh hưởng đến phản ứng đổ mồ hôi của những người tham gia và lượng nước họ uống. Nhiệt độ nước tối ưu trong nghiên cứu là 16°C, là nhiệt độ của nước mát từ vòi vì những người tham gia uống nhiều nước hơn và đổ mồ hôi ít hơn.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng uống nước ở 16°C có lẽ là nhiệt độ tốt nhất để bù nước ở những vận động viên bị mất nước.
Thời điểm không nên uống nước lạnh
Khi bạn bị cảm lạnh hoặc cúm
Với tình trạng sức khỏe này, uống nước lạnh có thể làm chậm quá trình phục hồi sức khỏe của bạn.
Theo một nghiên cứu thực hiện vào năm 1978 và được công bố trên tạp chí Chest, uống nước lạnh sẽ kích thích sản sinh chất nhầy trong mũi, từ đó cản trở quá trình hô hấp. Loại nước này cũng làm trầm trọng thêm tình trạng ngạt mũi ở những người bị cảm lạnh hoặc cúm.
Trong khi đó, Elizabeth Halprin, chuyên gia y khoa kiêm giám đốc tại trung tâm Boston cho biết, dùng nước nóng hoặc đồ uống ấm như súp có thể giúp bạn dễ thở hơn.
Uống nước lạnh trong bữa ăn
Theo một nghiên cứu khác được thực hiện vào năm 2001, thói quen này có liên quan mật thiết tới tình trạng đau nửa đầu. Cơn đau do Achalasia, một vấn đề sức khỏe khiến thực phẩm khó đi qua thực quản, cũng có thể trở nên tồi tệ hơn khi bạn uống nước lạnh trong bữa ăn.
Ngoài ra, theo nền y học Trung Quốc, uống nước lạnh khi dùng bữa sẽ tạo ra sự mất cân bằng trong cơ thể. Do đó, họ thường dùng nước thường hoặc nước ấm trong quá trình tiêu thụ thực phẩm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa có câu: 'Đàn ông sợ quả hồng, đàn bà sợ quả lê, lợn nái sợ nhất vỏ dưa hấu', nghĩa là gì?
Đặt một nắm muối ăn trong phòng tắm có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiền, xem xong bài viết này hãy thử ngay
Sau khi sử dụng nồi cơm điện được 10 năm, tôi nhận ra rằng nếu dọn dẹp khu vực này có thể tiết kiệm được rất nhiều tiền điện mỗi tháng!
Đừng bao giờ nhét ống thoát nước của máy giặt vào ống thoát sàn, thật thông minh khi làm theo những gì thợ bảo!
Tủ lạnh và tủ đông có gì khác nhau?
Lời cầu khẩn tàn nhẫn trước ngày đăng ký kết hôn: Tôi có nguy cơ làm mẹ đơn thân cả đời