Thói quen ăn rau cần khiến bạn bị nhiễm sán
Nấu ăn nên cho muối vào trước hay sau: Có 3 thời điểm vàng quyết định vị ngon của món ăn bạn cần biết / Thường xuyên tê tay là dấu hiệu của 6 bệnh, điều cuối cùng nguy hiểm nhất
Ảnh minh họa. |
Lợi ích từ rau cần
1. Hạ huyết áp:
Người bệnh có thể dùng bằng đơn thuần và cũng có thể dùng nấu cháo rau cần ăn 1 tuần 2 - 3 bữa trong một thời gian huyết áp sẽ ổn định hơn. Mặt khác, đối với người muốn giảm béo cũng có thể dùng rau cần thường xuyên giúp tăng chất xơ, giảm lượng mỡ dư thừa trong cơ thể.
2. Giúp giải độc cơ thể:
Hàm lượng albumin có trong rau cần là một chất rất ít trong các loại rau khác giúp giải độc cơ thể, chống tiêu khát, đặc biệt là ngộ độc kim loại nặng. Trong những trường hợp này bạn có thể dùng nước ép rau cần cả rễ sẽ có tác dụng.
3. Cải thiện chứng thiếu máu:
Lượng chất sắt, phốt pho có trong rau cần tương đối nhiều giúp cho những người chứng thiếu máu cải thiện được bệnh tật. Bạn có thể dùng rau cần ta xào với thịt bò càng có tác dụng hơn.
Lưu ý khi ăn rau cần
Theo bác sĩ Quỳnh Hoa (Chuyên gia dinh dưỡng người lớn) cho hay, thói quen ăn rau cần tái ở nhiều người là quan niệm khó bỏ, cũng giống như ăn tiết canh hay các đồ gỏi không đảm bảo vệ sinh. Một đặc điểm là không ít người chỉ quan tâm đến ngon miệng chứ không hề để ý đến những nguy cơ có thể xảy ra với sức khỏe của bản thân.
Rau cần thường được trồng ở nơi ngập nước, sau khi mua về lại thường được rửa để dùng nhúng lẩu. Thói quen ăn lẩu lại cần phải ăn nhanh, không thì rau sẽ bị nhũn. Cho nên mới dẫn đến những tình huống các nang sán hay vi sinh vật bên trong rau cần chưa được đun chín. Đây chính là nguy cơ dẫn đến bệnh tật mà nhiều người không để ý.
"Khi sống ở nước ngập, rau trồng có thể nhiễm sán lá. Công đoạn rửa không kỹ và nấu không đến độ chín sẽ khiến sán dễ dàng đi vào cơ thể qua đường ăn", bác sĩ Hoa nói.
Với người bị nhiễm sán, triệu chứng ban đầu là dấu hiệu mệt mỏi. Điều này rất dễ gây lầm tưởng với làm việc hay sinh hoạt không điều độ. Khi sán đã đi từ môi trường ngoài vào cơ thể sẽ bám ở ruột. Lúc đó, người nhiễm sán sẽ xuất hiện triệu chứng như đau bụng, cơn đau âm ỉ, dai dẳng kéo dài nhiều ngày không đỡ.
"Do sán đi vào ruột gây ảnh hưởng tiêu hóa. Người bệnh còn có các triệu chứng như tiêu chảy, phân lỏng không có chất nhầy kèm theo. Về bản chất, triệu chứng này cũng thường gặp như rối loạn tiêu hóa nên dễ chủ quan. Đến giai đoạn nặng, sán vào cả các cơ quan gây bệnh ở gan, tim, da, mắt", bác sĩ Hoa cảnh báo.
Trên thực tế, có những bệnh nhân còn bị chính chất độc của sán gây nên các bệnh lý khác như tràn dịch ở màng tim, màng phổi, phù nề, đau đầu, co giật... Khi cơ thể bị hút hết chất dinh dưỡng sẽ gây thiếu chất và có thể tử vong.
Nói về lưu ý khi ăn rau cần, bác sĩ Hoa cho rằng, luôn nhớ ăn rau khi đã đun kỹ. Nếu ăn lẩu cũng không nên ăn tái, nên đun chín rau khoảng 10 phút trong nhiệt độ sôi 100 độ C. Trước khi ăn phải nhặt và rửa kỹ, ngâm nước muối giúp loại bỏ hết sán.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Từ ngày 22/1, Thần Tài ưu ái 3 con giáp sau, có nguồn tài chính dồi dào, sự nghiệp phát đạt
Tại sao lại có mảnh vải trải ngang trên giường khách sạn? Nhiều người không biết tác dụng, hãy nghe cô dọn dẹp nói thật
4 con giáp sải cánh bay cao trong năm 2025! Bước đột phá lớn trong công danh sự nghiệp
Tại sao phải đặt một đôi đũa trong bồn cầu? Hầu như không ai hiểu được tác dụng của nó, chúng ta càng hiểu sớm thì càng tốt
Cuối tháng 12 âm: 2 con giáp đón tài lộc rực rỡ, 1 con giáp thoát khỏi vận xui
Top 4 con giáp đón nhận vận may, công danh phát lộc, tài lộc rực rỡ trong tháng 2