Thói quen quá nhiều người mắc khi chế biến thịt lợn, cần bỏ ngay
Những loại thực phẩm tựa 'máy hút bụi' giúp thanh lọc phổi, nhất là loại thứ 3 ít ai biết / Những thực phẩm vẫn có thể ăn được dù hết hạn, số 4 chắc chắn khiến nhiều người bất ngờ
Thịt là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và cần thiết cho sức khỏe, đây cũng là món ăn không thể thiếu trong mọi gia đình. Tuy nhiên, thịt chỉ ngon và mang lại lợi ích nếu bạn biết chế biến đúng cách và ăn với lượng vừa phải. Tất cả những sai lầm khi chế biến và ăn quá mức đều có thể khiến bạn rước bệnh cho cả gia đình.
Ảnh minh họa
Thịt lợn ăn bao nhiêu là đủ?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mặc dù hàm lượng protein và sắt trong thịt lợn không nhiều bằng thịt bò, nhưng thành phần axit béo và hàm lượng vitamin B của thịt lợn vượt trội hơn thịt bò và thịt cừu. Đặc biệt là hàm lượng vitamin B1 gấp 4-10 lần thịt bò và thịt cừu.
Để an toàn cho sức khỏe, các chuyên gia khuyến cáo không nên nạp quá nhiều thịt vào cơ thể, nhưng liều lượng bao nhiêu lại cần cần căn cứ theo giới tính, độ tuổi, nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người. Trung bình mỗi người không nên ăn quá 200gr thịt lợn/ngày, mỗi tuần không nên ăn quá 3 lần. Việc ăn quá nhiều thịt lợn có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ ung thư, bệnh tim mạch…
Ngoài việc kiểm soát lượng thịt lợn ăn vào cơ thể, cần phải chú ý các điểm sau:
Hạn chế thịt lợn chiên nướng
Thit nướng không nên để ở nhiệt độ quá 200 độ C. Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì các phương pháp nấu ăn ở nhiệt độ thấp như hấp, luộc vẫn sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hạn chế món chiên nướng vì cách chế biến này thường ở nhiệt độ cao. Nếu muốn thay đổi hương vị khi ăn thịt lợn như chiên rán, nên nhớ khống chế nhiệt độ không quá 200 độ C. Tối nhất nên bọc thịt lợn với bột chiên hoặc trứng để làm giảm lượng chất dinh dưỡng bị mất đi.
Hạn chế thịt lợn chế biến sẵn
Ảnh minh họa
Thịt xông khói, lạp xưởng, giăm bông,… làm từ thịt lợn. Các loại thịt này, không chỉ có vấn đề về lượng muối quá cao, mà việc khử trùng ở nhiệt độ cao cũng sẽ tạo ra nhiều chất gây ung thư hydroxyl thơm đa vòng và phân hủy một số axit amin, làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt.
Không rửa thịt bằng nước nóng
Một số người nghĩ rằng thịt lợn tươi dính nhiều chất bẩn, mua về cần dùng nước nóng rửa sạch thịt. Nhưng làm như vậy sẽ mất đi rất nhiều thành phần dinh dưỡng trong thịt lợn.
Trong mô cơ thịt lợn và mô mỡ chứa đại lượng protein. Khi nước nóng thâm nhập vào thịt lợn, đại lượng protit hòa tan sẽ mất đi. Ngoài ra, trong protit hòa tan có acid glutamic và các thành phần khác, mất đi những chất này sẽ ảnh hưởng đến hương vị của thịt lợn. Vì vậy nên dùng nước lạnh rửa sạch thịt.
Nên chế biến kết hợp với các loại rau
Khi làm thịt lợn, cố gắng cắt thành những miếng nhỏ, đồng thời kết hợp với các loại rau giàu vitamin C như ớt xanh, cải chíp, mướp đắng,… không chỉ thúc đẩy sự hấp thụ sắt, còn có thể cân bằng chế độ ăn uống, tránh ăn quá nhiều thịt lợn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 26/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ thăng hoa sự nghiệp, tuổi Dậu cần kiên nhẫn vượt khó
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà
Cuối tháng 11 âm lịch: 3 con giáp nổi bật với vận may và thách thức
Cơm nguội đừng đổ đi, trộn với thứ này để đuổi gián, côn trùng chết sạch không còn một con
Bí quyết tự pha nước 'kích hoa thần thánh' tại nhà, chỉ cần tưới một chút giúp hoa nở bung nụ rực rỡ
Không cần dùng hóa chất nguy hiểm, đây là 5 mẹo giúp đuổi côn trùng khỏi ngôi nhà của bạn