Đời sống

Thứ rất phổ biến ở công viên có thể khiến trẻ bị bỏng đến mức này nhưng chẳng mấy ai để ý

Một bé gái 18 tháng tuổi đã bị bỏng độ hai ở lòng bàn chân khi chạy chân trần trên nắp cống kim loại trong công viên khi trời nắng.

“Sửng sốt” với hàng hoa chuông vàng ở Thủ Thiêm / Món hủ tiếu lạ miệng nhưng chất lừ ở Sài Gòn

Sự việc xảy ra tại bang Queensland, Úc và được chị Simone Pickering - mẹ cô bé chia sẻ trên trang Facebook cá nhân. Tai nạn đến bất ngờ nên mẹ bé muốn nhắc nhở các bậc cha mẹ phải cẩn trọng hơn nữa khi trông coi con nhỏ.

Thứ rất phổ biến ở công viên có thể khiến trẻ bị bỏng đến mức này nhưng chẳng mấy ai để ý - Ảnh 1.

Bé gái bị bỏng độ hai ở chân khi chơi trong công viên.

Cô bé được mẹ đưa ra công viên Ipswich River Heart Parklands, bang Queensland chơi và bé tháo giầy ra để chơi cùng các bạn. Mẹ cô bé không nghĩ nhiều liền đồng ý bởi trời không quá nóng và rất nhiều trẻ khác cũng chạy chân đất. Khi bé dẫm chân lên tấm kim loại thì bỗng khóc thét vì không nhấc chân lên được do bị bỏng. Ngay khi nghe tiếng kêu thét của con, chị Simone ngay lập tức chạy đến và nhận thấy mức độ nghiêm trọng của sự việc. Cô bé được bố mẹ đưa đi rửa chân dưới nước mát rồi đưa ngay đến bệnh viện do vết bỏng rất sâu. Chị Simone chia sẻ: "10 phút đưa con đến viện là 10 phút căng thẳng nhất trong cuộc đời tôi".

Bác sĩ kết luận em bị bỏng độ hai ở lòng bàn chân và phải nhập viện để điều trị. Nhìn đứa con bé nhỏ nằm im trên giường bệnh, người gắn đủ các loại ống, chị Simone cảm thấy vô cùng bất lực. "Những hình ảnh ấy khắc sâu vào trong tâm trí tôi và mỗi khi có ai hỏi con bé bị làm sao, cảm xúc lại trào dâng vì cảm thấy bức xúc". Tuy hiện tại cô bé đã được xuất viện về nhà, chị Simone vẫn thấy rất tức giận bởi con gái chị không phải trường hợp cá biệt mà bệnh viện đã ghi nhận rất nhiều trường hợp bệnh nhi bị bỏng vì lí do tương tự.

Thứ rất phổ biến ở công viên có thể khiến trẻ bị bỏng đến mức này nhưng chẳng mấy ai để ý - Ảnh 2.

Bất chấp nguy cơ gây ra bỏng cho các em nhỏ, loại nắp kim loại có thể bắt gặp ở rất nhiều nơi làm dấy lên nhiều lo ngại.

Bệnh viện Bà mẹ và trẻ em Lady Cilento, Brisbane, nơi bé gái được điều trị bỏng cho hay, có rất nhiều em bé phải nhập viện vì bỏng do dẫm chân lên các miếng kim loại trong công viên. Các tấm kim loại này được lắp đặt rất phổ biến ở những vị trí nhiều người qua lại, thường là để che đậy nắp cống hoặc các loại cáp chạy ngầm. Bất chấp nguy cơ gây ra bỏng cho các em nhỏ, loại nắp kim loại có thể bắt gặp ở rất nhiều nơi làm dấy lên nhiều lo ngại. Chúng trở thành những chiếc bẫy nguy hiểm chực chờ các em nhỏ và gây ra tai nạn khi các em chơi đùa không chú ý.

Chị Simone cho biết thêm: "Tôi rất bức xúc vì vấn đề nguy hiểm như vậy mà cơ quan chức năng không hề có động thái gì trong khi mỗi ngày lại có thêm những đứa bé bị bỏng vì dẫm chân lên nắp cống. Dù con gái tôi có bình phục hoàn toàn, con bé cũng không thể có cảm giác bình thường ở lòng bàn chân nữa. Tôi muốn mọi người nhận thức được vấn đề để không đứa bé vô tội nào phải chịu đựng như con gái tôi".

 

Thứ rất phổ biến ở công viên có thể khiến trẻ bị bỏng đến mức này nhưng chẳng mấy ai để ý - Ảnh 3.

Tấm kim loại khiến bé gái bị bỏng được lắp đặt phổ biến ở nhiều nơi công cộng.

Các bước xử lí khi trẻ bị bỏng

Theo Viện nghiên cứu bỏng và thương tích trẻ em của Úc, nếu không may trer bị bỏng hãy áp dụng 4 bước sơ cứu đơn giản như sau:

Bước 1: Đầu tiên hãy cởi quần áo hoặc trang sức khỏi chỗ bỏng cuar bes càng nhanh càng tốt. Nếu vải bị dính vào da, đừng cố kéo ra. Không chọc vỡ các bọng nước. Nguyên nhân cần tháo trang sức và vải vóc là vì chúng có thể khiến nhiệt tích tụ tại chỗ bỏng và ngăn lưu thông máu.

Bước 2: Xả nước mát lên vùng da bị bỏng trong vòng 20 phút. Trong lúc này, chỉ nên vệ sinh chỗ bỏng bằng nước mát chứ chưa nên bôi gì khác. Giữ ấm cho trẻ tại những chỗ không bỏng bởi tiếp xúc với nước mát quá lâu có thể khiến trẻ nhanh bị lạnh.

 

Bước 3: Dùng gạc hoặc vải không dính để che và bảo vệ vùng da bị bỏng. Không chườm đá hoặc các chất khác lên chỗ bỏng bởi làm vậy không chỉ không làm vết bỏng mau lành mà còn có nguy cơ gây nhiễm trùng và tổn thương vùng da xung quanh. Ngoài ra, can thiệp thêm còn có thể khiến bác sĩ không đánh giá đúng được tình trạng vết thương.

Bước 4: Gọi cấp cứu hoặc đưa trẻ đến bệnh viện. Không ai muốn vết bỏng để lại sẹo trên da con trẻ. Vì thế, bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chữa trị phù hợp, hạn chế để lại sẹo gây mất thẩm mĩ. Hơn nữa, cơ thể trẻ cũng có nguy cơ mất nước thông qua vết bỏng.

Theo helino.ttvn.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm