Thực phẩm người bị bệnh Gout không nên ăn
Giỗ lần hai của bố chồng, phát hiện chiếc hộp gỗ lạ trên ban thờ, mở ra tôi choáng váng / Phải làm sao khi chồng ngoại tình với người yêu cũ?
Khái niệm về bệnh Gout
Ảnh minh họa.
Bệnh Gout là bệnh rối loạn chuyển hoá liên quan đến ăn uống do nồng độ axit uric quá cao trong huyết tương dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat (muối của axit uric) hoặc tinh thể axit uric.
Nếu lắng đọng ở khớp (ở sụn khớp, bao hoạt dịch) sẽ làm cho khớp bị viêm, gây đau đớn, lâu dần dẫn đến biến dạng, cứng khớp. Nếu lắng đọng ở thận sẽ gây ra bệnh thận do urat (viêm thận kẽ, sỏi thận...). Bệnh thường gặp nhiều ở nam giới tuổi 40 trở lên, thường có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần.
Những biểu hiện của bệnh Gout
Viêm khớp cấp tính: Sưng, đau nhức khớp nhất là khớp đốt bàn và ngón chân cái.
Lắng đọng sạn urat: Là trường hợp những cục hay hạt urat nổi dưới da di động được dưới vành tai, mỏm khuỷu, xương bánh chè hoặc gần gân gót.
Sỏi urat, axit uric trong hệ thống thận-tiết niệu, viêm thận kẽ, suy thận.
Xét nghiệm máu thấy axit uric tăng cao trên 400 micromol/lit.
Thực phẩm người bệnh Gout không nên ăn
Thịt đỏ và thịt nội tạng
Người bị gút nên tránh tất cả các loại thịt nội tạng như gan, thận và óc vì đây là những thực phẩm có chứa lượng purine cao, gây tăng mức độ viêm và kích hoạt các cơn gút.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, những thực phẩm có hàm lượng purine cao là nguyên nhân chính gây ra các cơn gút ở những người mắc bệnh. Danh sách này cũng bao gồm thịt xông khói, gà tây, thịt bê, thịt nai…
Các loại hải sản có vỏ
Một trong những loại thực phẩm cần tránh nữa là hải sản có vỏ như tôm, hàu, sò điệp… Ngoài ra, cũng nên tránh tiêu thụ cá cơm, cá mòi, cá thu, cá trích, cá tuyết, cá hồi, cá tuyết… vì đây là những loại thực phẩm có lượng purine cao, rất có hại cho những người gút.
Carbohydrate tinh chế
Các loại thực phẩm như bánh mì trắng, gạo trắng, mì ống, đường… có thể ảnh hưởng đến nồng độ axit uric trong cơ thể, gây ra các cuộc tấn công của bệnh gút khiến người bệnh đau đớn.
Các nghiên cứu còn cho biết rằng, carbohydrate tinh chế có hàm lượng đường cao, liên quan đến béo phì – một nguy cơ dẫn đến bệnh gút.
Thực phẩm chế biến
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, thực phẩm chế biến là một trong những loại có hại nhất với những người bị bệnh gút. Nguyên nhân là do các loại thực phẩm này làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể.
Đồ uống có đường
Đường cực kỳ có hại cho cơ thể người bị bệnh gút. Hàm lượng đường trong đồ uống khi được cơ thể tiêu thụ sẽ được sử dụng để giải phóng purin – nguyên nhân chính gây ra các cơn gút.
Ngoài ra, hàm lượng fructose trong các loại đồ uống còn làm tăng nồng độ axit huyết thanh trong cơ thể. Một nghiên cứu đã chứng minh rằng, nước ngọt có đường có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh gút ở nam giới.
Rượu
Các nghiên cứu cho biết, rượu là một nguồn chứa purin. Uống rượu, bia và đồ uống có cồn đều có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh gút.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/1/2025 của 12 con giáp: Quý nhân giúp tuổi Mão, tuổi Tuất cẩn trọng hơn
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Gia đình xuống dốc, dòng tộc khó hưng thịnh nếu con cháu xuất hiện những đặc điểm này, cần chấn chỉnh ngay trước khi quá muộn
Người xưa dạy cách nhìn người: “Ngựa nhìn bốn vó, người nhìn bốn tướng” là “bốn tướng” nào?
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây
Tết Nguyên đán 2025: 6 cây cảnh 'toả mùi giàu sang', người có tiền thích chưng trong nhà để chiêu may, gọi lộc