Thường xuyên ăn loại gia vị quen thuộc này giúp tránh xa ung thư
Loại gia vị thế giới "quý như vàng", ở Việt Nam bán rẻ như bèo vẫn ế / Hóa ra 3 loại gia vị quen thuộc này trong nhà bếp lại là “khắc tinh” của người mắc bệnh tiểu đường
3 trường đại học đã cùng nhau thực hiện một nghiên cứu kéo dài 8 năm đối với gần 500.000 người Trung Quốc từ 30 đến 79 tuổi, cho thấy những người ăn đồ cay hằng ngày có nguy cơ tử vong sớm thấp hơn, giảm tỷ lệ ung thư, bệnh tim và các bệnh về tim mạch, đường hô hấp.
Vị cay mà chúng ta nhắc đến ở đây bao gồm các loại thực phẩm như ớt, gừng, hành, tỏi, hạt tiêu,…
Ớt
9 lợi ích của vị cay
1. Kích thích thèm ăn
Trong ớt có chứa capsaicin, dưỡng chất này có thể cải thiện hiệu quả tình trạng chán ăn, đồng thời giúp loại bỏ khí tích tụ trong đường tiêu hóa, có tác dụng trị hôi miệng.
2. Thúc đẩy tuần hoàn máu
Nhiều người không biết rằng đồ ăn cay cũng có giá trị chữa bệnh tốt, y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng, ăn cay ở mức độ vừa phải có thể giúp cơ thể con người khử phong hàn, tiêu đờm, hút ẩm.
Nghiên cứu y học hiện đại cũng cho rằng, ăn đồ cay có thể giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, từ đó cải thiện các triệu chứng khó chịu như lạnh, tê cóng, đau đầu do mạch máu.
3. Giảm đau tim và đột quỵ
Đồ cay cũng giúp giảm xơ vữa động mạch, tăng cường hoạt động tiêu huyết khối và bảo vệ chống lại một số yếu tố dẫn đến cục máu đông, tất cả đều có thể giúp giảm nguy cơ đau tim.
4. Hỗ trợ thông mũi do cảm lạnh
Capsaicin, hoạt chất có trong ớt giúp tạo vị cay, có tác dụng làm loãng dịch nhầy ở mũi, từ đó giúp thông mũi do cảm lạnh, thông thoáng hơi thở, có lợi cho việc hồi phục sau khi bị cảm.
5. Bảo vệ trái tim
Bệnh nhân bệnh tim có thể ăn đồ cay như ớt, hành, gừng, tỏi với lượng thích hợp trong cuộc sống hằng ngày, có tác dụng trì hoãn sự phát triển của xơ vữa động mạch, bảo vệ tim, giúp tim mạnh khỏe.
6. Bảo vệ da
Ớt đỏ rất giàu carotene, có thể thúc đẩy sự hình thành vitamin A trong cơ thể, bảo vệ làn da và bảo vệ sự toàn vẹn của màng nhầy trong cơ thể.
Một nghiên cứu khác cho thấy, hàm lượng các thành phần chống oxy hóa trong ớt gấp 42 lần so với táo và 12 lần so với cam… Đặc tính chống oxy hóa tốt giúp da duy trì độ đàn hồi tốt hơn.
7. Ngăn ngừa sỏi mật
Ăn ớt xanh thường xuyên có thể ngăn ngừa sỏi mật. Ớt xanh rất giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C, có thể chuyển hóa cholesterol dư thừa trong cơ thể thành axit mật, từ đó ngăn ngừa sỏi mật, người bị sỏi mật nên ăn nhiều ớt xanh, có tác dụng nhất định trong việc giảm bớt tình trạng bệnh.
8. Bảo vệ dạ dày và tiêu hóa
Ăn cay vừa phải có tác dụng kích thích lành tính đối với miệng và đường tiêu hóa, có thể tăng cường nhu động đường tiêu hóa, thúc đẩy quá trình tiết dịch tiêu hóa, cải thiện cảm giác thèm ăn.
Một số chuyên giay tếvà dinh dưỡng ở Trung Quốc đã tiến hành điều tra ở Hồ Nam, Tứ Xuyên và các tỉnh khác, và phát hiện ra rằng tỷ lệ mắc bệnh loét dạ dày ở những tỉnh thích ăn ớt này thấp hơn nhiều so với các tỉnh khác. Điều này là do vị cay có thể kích thích cơ thể con người giải phóng "prostaglandin E2", có lợi cho việc thúc đẩy quá trình tái tạo màng nhu động dạ dày và duy trì chức năng của các tế bào đường tiêu hóa.
9. Khử khí lạnh, giảm đau nhức xương khớp
Capsaicin trong ớt, allicin trong tỏi và dầu dễ bay hơi trong hành tây có thể kích thích một số tế bào thần kinh, ngăn chặn các chất dẫn truyền thần kinh truyền tín hiệu đau, từ đó giúp giảm đau.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sốc với món quà cưới độc đáo từ hội người yêu cũ của chồng: Đám cưới tưởng chừng hạnh phúc bỗng hóa "biến cố" không tưởng!
Bí quyết để cây trầu bà mọc lá xanh mướt: Cho cây uống 2 loại “nước” rẻ tiền mà nhà nào cũng có sẵn
Chồng nhất quyết không đồng ý biếu Tết ông bà ngoại 5 triệu, tôi quăng luôn tập tiền, tuyên bố với chồng luôn 1 điều “xanh rờn”
Đằng sau việc nhà hàng phục vụ lạc rang trước bữa ăn: Lý do thật sự chắc chắn sẽ khiến bạn phải trầm trồ
Lời dạy Quỷ Cốc Tử rằng trước khi vận rủi ập đến, con người sẽ gặp 4 điềm báo này, cần nhạy bén để nhận ra và hóa giải nó
Tục ngữ có câu: “Bước vào tháng mười hai âm lịch, đừng hỏi ai năm điều này', điều cấm kỵ dân gian có chính đáng không?