Đời sống

Cách chữa bỏng ớt nhanh chóng và an toàn

Bỏng ớt là hiện tượng thường gặp khi da tiếp xúc vào ớt quá nhiều. Mẹo nhỏ giúp bạn trị bỏng ớt nhanh chóng, giảm bớt cảm giác nóng rát từ các nguyên liệu vô cùng đơn giản.

Các loại thực phẩm giúp cai thuốc lá / Điều khiển điều hòa có 1 nút đặc biệt: Giúp làm mát cực nhanh lại tiết kiệm điện tối đa

Vì sao ớt lại gây bỏng da?

Cách chữa bỏng ớt nhanh chóng và an toàn

Trong ớt có chứa chất capsaicin - là chất gây bỏng ớt vàlàm tăng hương vị cay nồng cho món ăn. Nguồn ảnh: Internet

Theo những nghiên cứu, trong ớt có chứa chất capsaicin – là chất gây bỏng ớt và cũng làm tăng hương vị cay nồng cho món ăn. Chính chất này có khả năng gây nóng rát mạnh nên được chọn làm thành phần của bình xịt hơi cay.

Bỏng ớt là việc không quá nghiêm trọng nhưng nếu bạn có thể xử lý kịp thời sẽ thấy dễ chịu hơn rất nhiều hạn chế được những biến chứng như viêm da hoặc bị sạm da. Bởi chất capsaicin vốn là một chất dầu. Điều này có nghĩa là bạn hoàn toàn có thể dùng các chất tẩy rửa để loại bỏ chất này.

Cách chữa trị bỏng do ớt chà xát vào da

Đặc điểm của vết bỏng ớt là lan nhanh ra các vùng da xung quanh. Vì vậy cảm giác nóng rát sẽ ngày càng khó chịu. Cũng giống với các vết bỏng khác, điều đầu tiên cần làm để giảm cảm giác khó chịu là nhúng tay vào nướng lạnh. Ngoài ra, để “chữa trị bỏng ớt” tăng tốc hơn, các bạn có thể pha một số dung dịch sau để ngâm vết bỏng:

Dung dịch giấm pha với nước: Pha giấm với nước để nước giấm loãng ra. Sau đó ngâm vết bỏng khoảng 5 phút sẽ dần dần thấy giảm sự khó chịu.

 

Rượu trắng: Đây được coi là giải pháp “lấy độc trị độc” Mặc dù rượu cũng là chất nóng, nhưng khi bị bỏng ớt mà ngâm vết bỏng trong rượu sẽ là hạ nhiệt vết bỏng.

Cách chữa trị bỏng ớt bằng sữa tươi: lấy sữa tươi chà lên vết bỏng, casein có trong sữa có tác dụng trung hòa capsaicin, nguyên nhân gây bỏng ớt hiệu quả.

Nếu không có giấm, rượu hay sữa tươi, các bạn có thể dùng đường để bôi trực tiếp lên vết bỏng

Trong trường hợp bạn thường xuyên phải làm ớt và làm với số lương nhiều bạn nên để ớt khô ráo hoặc có thể cho ớt vào ngăn đá rồi mới cắt ớt để hạn chế dịch do ớt tiết ra. Tránh bị bỏng do dịch ớt chạm vào tay.

Trị bỏng ớt khi ăn ớt

 

Thông thường khi bị quá cay khi ăn ớt, các bạn thường có thói quen uống nước lạnh và ngậm giữ lại trong miệng, tuy nhiên với cách này bạn sẽ có cảm giác mát dịu ngay lật tức, nhưng khi uống hết nước vết bỏng lại tiếp tục cay nóng. Do đó bạn nên áp dụng một trong những cách sau:

Uống một chút sữa chua hoặc kem, Casein trong sữa chua và kem sẽ đánh bay cảm giác bỏng rát.

Ăn một ít hoa quả ngọt, Vitamin, vị ngọt mát từ chúng sẽ giúp bạn xóa bỏ cảm giác bỏng rát nhanh chóng.

Ngậm một chút muối hoặc súc miệng với nước muối đặc, hiện tượng bỏng rát sẽ giảm đi thấy rõ.

Dầu ăn hay dầu thực vật cũng là phương án hiệu quả cho trường hợp này, bởi Capsaicin từ ớt gây ra bỏng có thể được hòa tan trong dầu ăn.

 

Ăn dưa leo là cách giúp người dân Thái Lan hay Indonesia kiềm hãm độ cay cũng như cảm giác rát bỏng từ ớt.

Nước đường và chocolate: Hòa đường với nước ấm theo tỉ lệ 1:10, hoặc dùng chocolate, chất béo trong chocolate và nước đường sẽ trung hòa Capsaicin trong ớt.

Nhai kỹ tinh bột từ cơm hay bánh mì cũng sẽ làm bạn giảm đi cảm giác bỏng ớt rõ rệt

Cách chữa bỏng ớt ở mắt

Cách chữa bỏng ớt nhanh chóng và an toàn

Đảm bảo tay đã sạch ớt trước khi đưa lên vùng mắt. Nguồn ảnh: Internet

 

Đừng quá lo lắng khi bị bỏng ớt ở mắt, bỏng ớt sẽ không khiến cho mắt bạn bị mù trừ khi đổ nguyên chất capsaicin vào mắt. Dưới đây sẽ là cách giúp bạn khắc phục tình trạng bỏng ớt ở mắt.

Sử dụng sữa: Khi bị bỏng ớt ở mắt bạn hãy lưu ý rửa thật sạch tay để tránh ớt còn ở tay sẽ khiến tình trạng bỏng nặng hơn. Sau đó, bạn nhúng khăn giấy vào sữa đá lạnh nhiều béo. Vắt đi lượng sữa thừa và đắp khăn giấy lên mắt đã nhắm. Lặp lại liên tục quá trình này cho tới khi mắt đã dịu cơn đau.

Sử dụng bã trà: Thực hiện giống với sữa, bạn dùng bã trà để đắp lên mắt đã nhắm rồi chờ đợi kết quả. Có thể dùng khăn giấy thấm thêm chút nước trà để đắp lên giúp cho việc trị bỏng ớt được hiệu quả hơn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm