Đời sống

Tìm hiểu về người phải đốt lá đọc sách nhưng đỗ đầu cả 3 kỳ thi?

DNVN - Theo sách “Kể chuyện tấm gương hiếu học”, khi chưa đỗ đạt và nhà còn nghèo, không có tiền mua dầu đèn thắp sáng nên Nguyễn Khuyến đã vun lá khô thành đống, đốt cháy rực lên để đọc sách, dùi mài kinh sử.

Vị Hoàng hậu "hoàn mỹ" nhất lịch sử Trung Hoa: Tài sắc vẹn toàn, khắc chồng khắc con nhưng phò tá 6 vị Hoàng đế, cứu giữ 1 triều đại / Hoàng hậu dùng thân thế cao quý giúp chồng lên ngôi, sau bị phế truất vì mối tình đồng tính tai tiếng nhất lịch sử Trung Hoa phong kiến

“Tam nguyên Yên Đổ” là biệt danh của Nguyễn Khuyến. Theo sách “Kể chuyện tấm gương hiếu học”, khi chưa đỗ đạt, nhà nghèo, không có tiền mua dầu đèn thắp sáng, Nguyễn Khuyến (tên thật Nguyễn Thắng) vun lá khô thành đống, đốt cháy rực lên để đọc sách, dùi mài kinh sử. Ảnh: Hội Nhà văn Việt Nam.

“Tam nguyên Yên Đổ” là biệt danh của Nguyễn Khuyến. Theo sách “Kể chuyện tấm gương hiếu học”, khi chưa đỗ đạt, nhà nghèo, không có tiền mua dầu đèn thắp sáng, Nguyễn Khuyến (tên thật Nguyễn Thắng) vun lá khô thành đống, đốt cháy rực lên để đọc sách, dùi mài kinh sử. Ảnh: Hội Nhà văn Việt Nam.

Theo sách “Kể chuyện tấm gương hiếu học”, biệt danh Yên Đổ của Nguyễn Khuyến được lấy theo quê nội của ông ở làng Vị Hạ (làng Và), xã Yên Đổ, nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Đây cũng là nơi mất của ông. Quê ngoại của Nguyễn Khuyến ở huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định ngày nay. Ảnh: Người Lao Động.

Theo sách “Kể chuyện tấm gương hiếu học”, biệt danh Yên Đổ của Nguyễn Khuyến được lấy theo quê nội của ông ở làng Vị Hạ (làng Và), xã Yên Đổ, nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Đây cũng là nơi mất của ông. Quê ngoại của Nguyễn Khuyến ở huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định ngày nay. Ảnh: Người Lao Động.

“Khóc Dương Khuê” là một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Bài thơ này được ông viết để nói về tình bạn tri kỷ với bạn học Dương Khuê (1839-1902), khi bạn của ông qua đời. Ảnh: Wikipedia.

“Khóc Dương Khuê” là một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Bài thơ này được ông viết để nói về tình bạn tri kỷ với bạn học Dương Khuê (1839-1902), khi bạn của ông qua đời. Ảnh: Wikipedia.

Theo sách “Thi nhân Việt Nam”, cả 3 bài thơ “Thu vịnh”, “Thu điếu”, “Thu ẩm” đều do Nguyễn Khuyến sáng tác. 3 bài thơ này là chùm thơ thu nổi tiếng nhất của ông, viết về cảnh mùa thu nơi đồng bằng Bắc Bộ. Ảnh: Bưu điện Việt Nam.

Theo sách “Thi nhân Việt Nam”, cả 3 bài thơ “Thu vịnh”, “Thu điếu”, “Thu ẩm” đều do Nguyễn Khuyến sáng tác. 3 bài thơ này là chùm thơ thu nổi tiếng nhất của ông, viết về cảnh mùa thu nơi đồng bằng Bắc Bộ. Ảnh: Bưu điện Việt Nam.

 

Cả 3 tập thơ trên đều do Nguyễn Khuyến sáng tác. Trong đó, nổi tiếng nhất là “Quế Sơn thi tập” với khoảng 200 bài thơ bằng chữ Hán, 100 bài thơ bằng chữ Nôm với nhiều thể loại khác nhau. Ảnh: NXB Khoa học xã hội.

Cả 3 tập thơ trên đều do Nguyễn Khuyến sáng tác. Trong đó, nổi tiếng nhất là “Quế Sơn thi tập” với khoảng 200 bài thơ bằng chữ Hán, 100 bài thơ bằng chữ Nôm với nhiều thể loại khác nhau. Ảnh: NXB Khoa học xã hội.

Nguyễn Khuyến để lại khoảng 800 bài thơ chữ Nôm và chữ Hán, trong đó có khoảng 100 bài thơ viết về tình bạn, với những tác phẩm nổi tiếng như: "Bạn đến chơi nhà", "Khóc Dương Khuê"… Ảnh: Thi viện.

Nguyễn Khuyến để lại khoảng 800 bài thơ chữ Nôm và chữ Hán, trong đó có khoảng 100 bài thơ viết về tình bạn, với những tác phẩm nổi tiếng như: "Bạn đến chơi nhà", "Khóc Dương Khuê"… Ảnh: Thi viện.

Sau khi đỗ đầu trong cả 3 kỳ thi (Hương, Hội, Đình), năm 1873, ông được bổ làm Đốc học, rồi thăng Án Sát tại tỉnh Thanh Hóa, Bố Chính tỉnh Quảng Ngãi. Sau đó, ông bị giáng chức. Nguyễn Khuyến cáo quan về Yên Đổ vào mùa thu năm 1884 và qua đời tại đây. Ông có phẩm chất trong sạch, thanh liêm, chính trực. Nhiều giai thoại kể về đời sống và sự gắn bó của Nguyễn Khuyến đối với nhân dân. Ông là người có tâm hồn rộng mở, giàu cảm xúc trước cuộc sống và gắn bó với thiên nhiên. Ảnh: Người Hà Nội.

Sau khi đỗ đầu trong cả 3 kỳ thi (Hương, Hội, Đình), năm 1873, ông được bổ làm Đốc học, rồi thăng Án Sát tại tỉnh Thanh Hóa, Bố Chính tỉnh Quảng Ngãi. Sau đó, ông bị giáng chức. Nguyễn Khuyến cáo quan về Yên Đổ vào mùa thu năm 1884 và qua đời tại đây. Ông có phẩm chất trong sạch, thanh liêm, chính trực. Nhiều giai thoại kể về đời sống và sự gắn bó của Nguyễn Khuyến đối với nhân dân. Ông là người có tâm hồn rộng mở, giàu cảm xúc trước cuộc sống và gắn bó với thiên nhiên. Ảnh: Người Hà Nội.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm