Tính 'sính ngoại' của mẹ chồng khiến tôi ức chế tới mức muốn trầm cảm
Ngôi chùa ở Thượng Hải hút khách nhờ bán "món mì cho tâm hồn": Giới trẻ càng thích tìm đến vì điều này / Bố tôi bình tĩnh lấy ra lá đơn ly hôn rồi một mực bảo sẽ nộp, ông ngập ngừng nói lý do mà mấy chị em tôi đều choáng nặng
Ảnh minh họa.
Đau đầu quá mọi người ạ. Cứ thế này chắc vợ chồng tôi bỏ nhau vì hai bên bố mẹ nội ngoại thôi.
Chẳng là tôi mới sinh con trai đầu lòng, tôi là con gái lớn trong nhà, chồng tôi thì là độc đinh, thế nên con chúng tôi đúng là ra đời trong sự chờ mong của cả 2 đại gia đình. Khỏi phải nói là cháu được thương yêu thế nào.
Từ lúc tôi mang bầu, ông bà nội ngoại đã tranh nhau sắm sữa bầu cho tôi, rồi các món bổ dưỡng, ép tôi ăn đến mức nhìn thấy thức ăn là tôi sợ, phải lấy cớ nghén khó chịu để làm dịu đi sự nhiệt tình nấu nướng của các mẹ.
Đến khi tôi sinh con xong thì mới thật sự là "cuộc chiến" giữa hai bên thông gia.
Bố mẹ chồng là công nhân về hưu, lương hai ông bà cộng lại chỉ đủ sống, chồng tôi cũng là nhân viên hành chính, tháng 8 triệu, làm thêm đủ thứ mới được 10 triệu. Ấy thế nhưng đối với đứa cháu đích tôn, ông bà không tiếc tiền chi tiêu. Mua quần áo cho cháu là phải hàng xịn, sữa xách tay từ nước ngoài về giá hơn triệu bạc 1 hộp, bỉm cũng xài loại của Nhật. Giá mà nhà có điều kiện thì đã đành, đằng này chi tiêu 1 tháng đắp vào người con trai tôi bằng tiền ăn của cả nhà. Thế nên tôi phản đối.
Tôi thấy hàng nội dùng rất tốt, sữa và bỉm sản xuất trong nước cũng xuất khẩu đi khắp nơi đấy thôi. Giá thành thì rẻ, cửa hàng tạp hóa nào cũng bán. Tôi khuyên chồng nên mua hàng trong nước thôi, mấy thương hiệu nổi tiếng quảng cáo suốt đấy, bạn bè tôi cũng dùng cho con, con lớn vù vù. Cần gì phải bỏ gấp 2 gấp 3 tiền vào hàng xách tay. Tiết kiệm tiền sau này con lớn còn đầu tư vào giáo dục, vào các khoản khác. Thế nhưng chồng tôi gạt đi. Chồng bảo muốn cho con những thứ tốt nhất, phải là hàng của Đức, của Pháp, của Nhật sản xuất, chuyện sau này thì để tương lai tính. Sính ngoại đến thế là cùng. Nhiều khi chúng tôi cãi nhau cũng vì việc này.
Mẹ tôi là giáo viên cấp 3, vẫn đang công tác. Bố tôi thì trước kia cũng là tổ trưởng trong nhà máy, giờ về hưu rồi. Hai ông bà cũng có của ăn của để, lần nào đến thăm cháu cũng mua hàng nội. Cũng là hàng xịn đấy, đúng ý tôi. Nhưng bố mẹ chồng, do có "máu" sính ngoại sẵn nên luôn chê thông gia keo kiệt. Lần nào bố mẹ tôi đến chơi, chỉ chờ ông bà về là mẹ chồng vào phòng, mở túi đồ kiểm tra. Hết săm soi bộ quần áo "như hàng chợ", tới hộp sữa "giá rẻ bèo, chưa tới 300 ngàn". Tôi khó chịu lắm nhưng đành lặng im cho yên chuyện.
Như hôm qua, trong nhà chỉ còn có hơn 2 triệu trong khi nửa tháng nữa chồng tôi mới có lương, mà con tôi hết bỉm. Tôi đành ra tạp hóa đầu ngõ mua cho con bịch bỉm. Nhưng vừa mang về nhà, mẹ chồng đã cau có mặt mày, giọng gào thét. Bà bảo: "Đóng loại bỉm này vừa nóng bức, vừa bí bách, cô muốn hại nòi giống nhà tôi à?".
Trời ơi, người ta đóng đầy ra có sao đâu, thế mà vào miệng mẹ chồng tôi thì như thể tôi là tội đồ vậy. Bà bắt tôi đi trả bằng được thì thôi. Tôi mệt mỏi khó chịu quá mọi người ạ. Cứ thế này tôi stress rồi trầm cảm thì lại khổ mình khổ con. Phải làm gì, nói gì với mẹ chồng tôi để cải thiện tình trạng này đây?
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười