Tổ Tiên dặn kỹ: ‘Không ai giàu 3 họ, không ai khó 3 đời’, vì sao lại vậy?
Đàn ông có 3 nét tướng này đen đủi đủ đường: Dù tài ba tới mấy cũng khó thoát nghèo, 1/3 cũng điêu đứng / Nhỏ vài giọt dầu gió lên tỏi: Mẹo nhỏ nhưng giải quyết được những vấn đề lớn mà nam và nữ đều gặp phải
Trên thực tế, cuộc đời này chẳng công bằng với bất cứ ai. Có người sinh ra đã ngậm thìa vàng, chẳng làm gì cũng có ăn. Trái lại, có người làm ăn vất vả từ sáng đến khuya nhưng vẫn nghèo hèn. Do vậy, những người có hoàn cảnh sống khổ sở thường nghĩ rằng ông trời bất công với mình.
Vì sao không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời?
Đầu tiên, để tìm hiểu câu “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời” (dị bảnAi giàu ba họ, ai khó ba đời), ta thử tìm trong từ điển: Về nghĩa từ vựng thì tất cả các cuốn từ điển tiếng Việt chúng tôi có trong tay đều giải thích “tam tộc” là “ba họ”, gồm: họ cha, họ mẹ, họ vợ, và lấy ví dụTru di tam – tộc.
“Ba họ” là đối dịch từ hai chữ “tam tộc”. Mà “tam tộc”, đượcTừ nguyên(Thương vụ Ấn thư quán ấn hành – Trung Hoa Dân Quốc – Tục biên hợp đính bản 1940) giảng là: “Cha, con, cháu là tam tộc” (Phụ tử tôn vi tam tộc – 父,子,孫為三族). Về “cửu tộc” (chín họ), sách này giảng tiếp: “Thân thích từ cao tổ đến huyền tôn là cửu tộc” (Cao tổ chí huyền tôn chi thân vi cửu tộc – 高祖至玄孫之親為九族).[*]
Hãy cùng tham khảo câu chuyện sau:
Vào thời nhà Hán bên Trung Hoa có một vị quan lớn. Từ nhỏ ông đã được cấp đất, có sản nghiệp lớn, được mọi người nể trọng, nắm giữ chúc vụ cao trong xã hội.
Ở thời nhà Hán, đại đa số người thuộc hàng quý tộc, quan lại, dù ít hay nhiều cũng hiểu biết về học thuyết âm dương, hiểu biết vận mệnh. Vị quan này có gia sản lớn, con cháu đầy đàn nhưng lại thường mang vẻ u sầu trong lòng. Ông thường xuyên thở dài, lộ rõ vẻ lo lắng ra mặt.
Một lần, ông ngẫu nhiên gặp một lão nông. Ông lão nông dân này biết rõ vị quan lớn kia nên hỏi: “Ngài đã giàu có như thế, tiền của mấy đời con cháu cũng tiêu không hết, sao ngài còn phải thở dài?”
Vị quan lớn này nói: “Ông nhìn hai đời sau trong nhà ta mà xem, đời sau lại không bằng đời trước, thực sự là giàu không thể quá ba đời. Khi cháu trai bằng tuổi của ta, e rằng sẽ tiêu hết gia sản, nói không chừng còn có họa sát sinh”.
Ông lão nông dân không hiểu, vị quan lớn lại giải thích vì ông xã quan sát các thệ hệ và nhận ra rằng những gia đình có con cháu ham chơi, hưởng thụ thì bố mẹ giàu đến mức nào cũng không thể giàu quá ba đời, sau này có ngày bại vong.
Nói xong, vị quan lớn lại chỉ vào ông lão nông dân còn đang trơ mắt nhìn, nói: “Ông đã sống đến tuổi này rồi, trên mặt nhiều nếp nhăn vàng, nên chắc chắn cả đời đã làm không ít việc thiện. Vô luận là ông hiện tại khổ bao nhiêu thì sau này con cháu đều được hưởng âm đức của ông mà giàu sang bấy nhiêu”.
Câu chuyện xưa nói cho chúng ta một đạo lý rằng, giàu và nghèo là có sự biến hóa. Một gia đình nghèo nhưng con cái làm việc chăm chỉ, nỗ lực, quyết tâm trong sự nghiệp thì họ sớm muộn gì cũng đổi đời giàu sang. Còn những gia đình ông bà, cha mẹ giàu nhưng con cái chỉ ham chơi, hưởng thụ thì chẳng thể giàu có được quá lâu.
Người xưa nói: “Vương hầu tương tương, trữ hữu chủng hồ”, có ý khuyên răn mọi người rằng: Là Vương Hầu cũng vậy đều không phải trời sinh đã có địa vị cao quý, là người bình thường nhưng biết cố gắng, làm nhiều việc thiện, tích được đại đức thì cũng có thể thay đổi được vận mệnh. Ngược lại, người mà trời sinh đã giàu có sung sướng nhưng nếu chỉ biết phóng túng bản thân, khi hưởng hết phúc rồi thì cũng trở nên nghèo khổ.
Cho nên, cổ nhân cũng dạy rằng: “Phúc bất tận hưởng”, tức là phúc thì không nên hưởng hết, phải luôn bồi đắp, bởi vì khi phúc đã hưởng hết thì họa tất sẽ đến!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người