Đời sống

Tôm rất giàu canxi nhưng có 1 bộ phận "cực độc", nhiều người tưởng bổ nên vẫn ăn

Bạn nên loại bỏ bộ phận này trước khi ăn tôm để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho người sử dụng.

Chỉ mặt 15 loại thực phẩm nguy hiểm nhất thế giới / Những thực phẩm tối kỵ ăn cùng nhau vì dễ gây ngộ độc, nguy hiểm chết người

Tôm là loại thực phẩm bổ dưỡng được nhiều yêu thích. Nó chứa nhiều axit béo omega-3 và omega-6 cùng các chất chống oxy hóa, có lợi cho sức khỏe. Tôm chứa ít calo (khoảng 85 gram chỉ chứa 84 calo) và không có bất cứ loại carbs nào. Khoảng 90% lượng calo trong tôm đến từ protein. Phần còn lại đến từ chất béo.

Phần chứa nhiều canxi nhất của con tôm là thịt, chân và càng. Trong khi đó, một số bộ phận khác của tôm có thể chứa độc tố.

Bộ phận chứa nhiều chất độc nhất của tôm chính là đầu. Đầu tôm là nơi chứa chất thải, dễ tích tụ nhiều kim loại nặng như asen. Trong khi đó, asen lại là chất có độc tính mạnh, ăn nhiều có thể dẫn tới dị tật thai nhi hoặc sảy thai. Do đó, khi ăn chúng ta nên loại bỏ đầu tôm.

bo-pham-chua-nhieu-doc-toc-cua-con-tom-01
Ảnh minh họa.

Khi mua tôm, nếu thấy phần đầu chuyển sang màu đen thì có khả năng nó đã bị nhiễm kim loại, các chất độc hại, ký sinh trùng.

Ngoài ra, khi ăn tôm chúng ta cũng nên loại bỏ đường chỉ đen trên lưng và phần vỏ.

Chỉ tôm là một đường chỉ màu đen hoặc màu trắng ở vùng lưng tôm. Đây là đường tiêu hóa của con tôm, chứa dạ dày và đại tràng. Đường chỉ tôm không gây hại nhiều đến sức khỏe của người tiêu dùng vì vi khuẩn trong đó sẽ bị tiêu diệt khi được chế biến ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên, loại bỏ đường chỉ này trước khi nấu sẽ đẩm bảo yếu tốt vệ sinh hơn.

Trong khi đó, vỏ tôm không hề chứa canxi như nhiều người vẫn nghĩ. Thành phần chính của vỏ tôm là kitin - một dạng polymer giúp vỏ tôm cứng cáp. Do đó, ăn vỏ tôm không mang lại lượng canxi mà cơ thể cần. Chúng thậm chí còn gây ra tình trạng khó tiêu. Đặc biệt, trẻ nhỏ ăn vỏ tôm rất dễ bị hóc.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm