Đời sống

Trà xanh rất tốt nhưng nhiều người uống lại thành độc

Trà xanh từ lâu đã được xem như là một loại nước uống không thể thiếu của người Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người cần thận trọng khi uống loại nước này.

Điều hòa kêu to ù ù khi hoạt động gây khó chịu: Đừng vội gọi thợ, làm thế này sẽ hết ngay / Cổ nhân nói 'Nốt ruồi trên vai, ngày mai nặng gánh': Vị trí nốt ruồi số khổ, bước ra cửa là gặp thị phi

Đã có rất nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy trà xanh rất có lợi cho sức khỏe. Loại thức uống này có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đẩy mạnh cơ chế đốt chất béo của cơ thể, giúp duy trì cân nặng lành mạnh.

Ngoài ra, trà xanh chứa chất chống oxy hóa mạnh có tên gọi EGCG với đặc tính chống viêm, chống vi khuẩn, hỗ trợ quá trình chống ung thử, loại bỏ các gốc tự do và chất độc không mong muốn ra khỏi cơ thể. Trà xanh cũng có chứa các hợp chất chống oxy hóa khác, chẳng hạn như catechin hay poly-phenol củng cố hệ miễn dịch. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể uống trà xanh.

Những người không được uống trà xanh

trà xanh

Ảnh minh họa.

Người thiếu máu: Chất tananh trong lá trà sẽ kết hợp với chất sắt trong thực phẩm tạo thành chất lắng cặn không thể hấp thu được.

Người thiếu caxi và loãng xương: Chất kiềm thiên nhiên trong lá trà hạn chế sự hấp thu canxi trong nước tiểu, gây thiếu hụt caxi trong cơ thể.

Người loét dạ dày: Uống nhiều trà kích thích bài tiết ra quá nhiều axit. Chất tananh của trà làm giảm hoạt tính của men, khiến cho tế bào thành dạ dày tiết ra nhiều axit hơn. Những người bệnh nhẹ có thể uống trà đen pha đương hay pha sữa sau khi uống thuốc khoảng 2 giờ đồng hồ sẽ có lợi cho niêm mạc dạ dày.

Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi: Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi không nên uống trà vì trong trà có chứa axit tannic khi được đưa vào dạ dày, gặp chất sắt sẽ gây phản ứng, sinh ra những chất bất lợi khiến cho lượng sắt trong cơ thể bị thiếu hụt.

Người táo bón: Các chất phenol trong lá trà gây co niêm mạc dạ dày và ruột, ảnh hưởng đến hấp thu và tiêu hóa thức ăn, làm trầm trọng táo bón.

 

Người suy nhược thần kinh và mất ngủ: Chất caffeine trong lá trà gây hưng phấn thần kinh trung ương. Người suy nhược thần kinh và mất ngủ mà uống trà vào buổi chiều hoặc tối sẽ mất ngủ nặng hơn.

Người bị bệnh tim và cao huyết áp: Uống trà nhiều tim sẽ đập nhanh, nhịp tim cao, huyết áp tăng, hoàn toàn không có lợi cho người bị bệnh tim và huyết áp.

Người bị bệnh xơ cứng động mạch: Do trà có chất caffeine, nên làm tăng hưng phấn, đường huyết mạch dẫn đến não bị co rút, không cung cấp đủ máu cho đại não, lưu lượng máu chậm lại,phát sinh tắc động mạch não.

Người suy dinh dưỡng: Trà có tác dụng phân giải lipid, người suy dinh đưỡng mà uống nhiều trà lại càng thiếu hút dinh dưỡng hơn.

Người sốt cao: Caffein của trà làm tăng nhiệt độ cơ thể người và giảm hiệu quả thuốc.

 

Người bệnh gan: Nếu gan yếu mà uống trà nhiều gan sẽ phải làm việc quá tải, càng làm tổn thương gan.

Người bệnh sỏi đường tiết niệu: Trà chứa nhiều axit oxalic, axit này kết hợp với canxi trong nước tiểu tạo nên sỏi trong đường tiết niệu.

Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai, cho con bú, tiền mãn kinh: Trà chứa hơn 30% axit oxalic, hạn chế niêm mạc dạ dày hấp thu sắt, kết hợp với phân tử sắt trong ruột và dạ dày tạo nên chất cặn không hấp thu được. Chất caffeine trong trà làm tăng nhịp tim, tăng áp lực tim và thận, kích thích nước tiểu, gây ngộ độc thai kỳ, ảnh hưởng đến sức khỏe của bào thai nên phụ nữ đang mang thai không nên uống trà.

Chất tananh của trà hòa vào tuần hoàn máu sẽ gây ức chế hormone tuyến sữa, làm thiếu sữa. Chất tananh còn thâm nhập vào tuyến sữa truyền sang cơ thể em bé, gây co giật dạ dày khóc thét lên không rõ nguyên nhân.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm