Nhiều người cố tỏ ra mạnh mẽ và không thích làm phiền người khác. Tự lập là tốt, nhưng nếu bạn không biết cách tương tác và chia sẻ trách nhiệm với mọi người, chính bạn sẽ chịu áp lực rất lớn,thậm chí sẽ bị trầm cảm.
A. Tìm bạn bè họp mặt, ăn uống và tán gẫu
Bạn là một người luôn rất kiên cường, chuyện gì cũng tự mình gánh vác. Với nhiều người, “buông xuống” dường như là chuyện không hề dễ dàng, nhưng bạn lại có thể tự ép bản thân quên đi những chuyện không vui. Có thể nói bạn rất ít khi bị trầm cảm nhưng do luôn bắt buộc bản thân phải mạnh mẽ nên đem lại cho mình áp lực cực lớn. Bạn nên dành thời gian rèn luyện thân thể hoặc thư giãn cùng bạn bè nhiều hơn.
B. Ở nhà sắp xếp, quét dọn lại phòng
Bạn có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Bạn sẵn sang mang cả công việc về nhà hoặc làm xong trước dự định mà không tính toán thiệt hơn. Bạn có sự sắp xếp rõ ràng cho tương lai, hành xử thận trọng, tuy chưa đến nỗi bị trầm cảm nhưng do thường xuyên đặt bản thân trong tình trạng căng thẳng nên áp lực khiến bạn không thể sống vui vẻ, thoải mái.
C. Yên tĩnh nghỉ ngơi một mình
Bạn có chút đa sầu đa cảm, gánh nặng tư tưởng khá nặng nề. Bạn thường suy nghĩ quá nhiều nên dễ bị những hoài nghi, lo lắng tạo ra phản ứng tiêu cực. Ngoài ra, năng lượng tiêu cực từ người khác cũng dễ “lây lan” cho bạn, vì vậy đôi lúc bạn bị trầm cảm là do ảnh hưởng từ xung quanh.
D. Một mình ra ngoài hít thở không khí, ngắm mưa và hoài niệm cũng thú vị
Bạn là người cực kỳ trọng tình cảm và thường buồn phiền, dễ bị tổn thương bởi các mối quan hệ xung quanh. Khi gặp chuyện không vui, bạn sẽ đắm chìm trong mớ hỗn độn đó và rất khó thoát ra. Bạn có thể vì một chuyện mà u sầu rất lâu, dễ rơi vào trạng thái tiêu cực, trầm cảm. Nếu mọi nỗ lực tự thân không có hiệu quả, tốt nhất bạn nên tìm gặp chuyên gia tâm lý để được giúp đỡ.
* Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.
Theo Khang Ninh/iOne