Trẻ bị tiêu chảy thì xử lý thế nào?
Ngăn ngừa tiêu chảy mùa lạnh bằng thần dược rẻ tiền trong bếp / Lý do khi bị tiêu chảy bạn nên ăn chuối
Triệu chứng thường gặp của tiêu chảy ở trẻ em
Ảnh minh họa.
Biểu hiện đầu tiên của bệnh tiêu chảy ở trẻ em thường là đi tiêu phân lỏng nước, mùi hôi tanh. Bé thường biểu hiện mệt, quấy khóc nhiều, nôn... Số lần đi ngoài của trẻ có thể gấp đôi so với bình thường. Trẻ thường xuyên thấy đau thắt bụng, khó ngủ khi bị bệnh tiêu chảy.
Cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến tình trạng của trẻ và thời gian bệnh của trẻ. Đối với các bé mắc bệnh tiêu chảy cấp, thời gian bệnh có thể là 7-14 ngày. Ngoài việc theo dõi, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để xác định đúng bệnh, nguyên nhân và cách điều trị tiêu chảy ở trẻ em.
Những yếu tố nguy cơ gây tiêu chảy ở trẻ
Bệnh tiêu chảy ở trẻ em thường gặp vào mùa hè hay gặp các bệnh lý do tiêu chảy nhiễm khuẩn, vào mùa đông xuân hay gặp các bệnh lý tiêu chảy do virus (Rotavirus). Thêm vào đó, những yếu tố sau đây được xem là tăng nguy cơ gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ:
Thường xuyên cho trẻ ăn uống bên ngoài, đồ ăn không hợp vệ sinh.
Bú bình không đảm bảo vệ sinh.
Nguồn nước không đảm bảo.
Dụng cụ hoặc khâu chế biến thiếu sạch sẽ, nhiễm vi khuẩn gây bệnh.
Quá trình vệ sinh cho trẻ chưa đúng cách.
Thói quen không rửa tay sạch sẽ trước khi ăn hoặc trước khi chế biến thức ăn.
Chăm sóc trẻ tại nhà thế nào?
Những trẻ mất nước nhẹ có thể điều trị tại nhà. Trẻ mất nước vừa thì tuỳ theo tình trạng chung của trẻ có thể được chữa tại nhà có hướng dẫn của thầy thuốc hoặc nhập viện điều trị. Những trẻ mất nước nặng nhất thiết phải nhập viện điều trị.
Những việc cần làm khi trẻ bị tiêu chảy
Ngay khi trẻ bị tiêu chảy cần cho trẻ uống bù nước tốt nhất là uống oresol (nhớ pha theo đúng chỉ định trên bao bì, 1 gói pha trong đúng 1 lít nước đun sôi để nguội hoặc loại gói nhỏ thì pha đúng 200ml). Cho trẻ uống từ từ từng muỗng một uống cho tới khi hết khát. Nếu trong 24 giờ không uống hết lít dung dịch đã pha thì đổ đi pha khác vì dung dịch đã pha sẽ hỏng; Tiếp tục cho trẻ ăn và bú bình thường (nếu trẻ còn bú) chú ý dùng thức ăn dễ tiêu: cháo thịt nạc, thịt gà nấu với cà rốt, khoai tây. Nếu trẻ dùng sữa hộp thì nên pha loãng gấp đôi mức bình thường
Những sai lầm cần tránh khi trẻ bị tiêu chảy
Một số bà mẹ sai lầm là khi trẻ tiêu chảy lại không cho trẻ ăn đầy đủ và không cho uống nước vì sợ làm tiêu chảy tăng dẫn đến trẻ tiêu chảy đã mất nước lại càng mất nước trầm trọng càng nguy hiểm hơn; Sai lầm thứ hai là tự ý dùng thuốc kháng sinh. Ngày nay, các công trình nghiên cứu về tiêu chảy chứng minh rằng trong khi trẻ tiêu chảy, cơ thể vẫn hấp thu được nước theo đường uống và hấp thu được tới 60% các thức ăn đưa vào theo đường tiêu hoá. Hơn nữa phần lớn nguyên nhân tiêu chảy do virut nên dùng kháng sinh hoàn toàn vô ích mà còn làm trẻ mệt thêm. Vì vậy, chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.
Vậy khi nào cần truyền dịch: trẻ mất nước vừa nhưng không uống được, uống vào lại nôn và những trẻ mất nước nặng nhất thiết phải truyền dịch để bù nước và điện giải. Tuy nhiên, việc truyền dịch phải được tiến hành tại cơ sở y tế do bác sĩ thăm khám chỉ định và theo dõi để tránh các tai biến có thể gặp khi đang truyền.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thấy con rể dành hẳn một tầng làm bàn thờ bố mẹ mình lại còn khấn mấy câu khó chịu, mẹ vợ lập tức tung đòn phủ đầu khiến anh câm nín.
Chấp nhận làm vợ lẽ, chăm sóc chồng ung thư suốt 3 năm với hy vọng đổi đời để rồi nhận lại cái kết phũ phàng
Không ngờ tiền gửi cho bố bị mẹ kế rút hết, tôi quyết định về quê một chuyến thì vỡ lẽ mọi chuyện
Tử vi ngày 26/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ thăng hoa sự nghiệp, tuổi Dậu cần kiên nhẫn vượt khó
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà
5 ngày cuối năm 2024: 4 con giáp đón vận may lớn, tài lộc tràn về như nước