Đời sống

Trẻ bị viêm thanh quản cần chăm sóc thế nào?

Để chăm sóc trẻ bị viêm thanh quản các bậc phụ huynh cần bổ sung dinh dưỡng, tạo môi trường cho trẻ nghỉ ngơi.

Phụ nữ làm sạch kỹ 3 vùng này khi tắm này giúp tăng sức khỏe, trẻ dai, lại kéo dài tuổi thọ / 5 thực phẩm tốt cho sức khỏe bạn nên thường xuyên đưa vào chế độ ăn

Nguyên nhân gây viêm thanh quản ở trẻ nhỏ

Trẻ bị viêm thanh quản cần chăm sóc thế nào?

Viêm thanh quản là tình trạng thanh quản bị phù nề. Nguồn ảnh: Internet

Viêm thanh quản là tình trạng niêm mạc ở thanh quản bị phù nề, viêm nhiễm, thường khiến dây thanh hoạt động không được trơn tru, gây ảnh hưởng đến giọng nói. Với trẻ em, bệnh chủ yếu ở dạng cấp tính.

Nguyên nhân phổ biến gây viêm thanh quản ở trẻ là do hệ miễn dịch còn non yếu, sức đề kháng tại dây thanh kém nên dễ bị các virus đường hô hấp trên như: APC, Myxovirus, virus cúm,... hoặc vi khuẩn tấn công, dẫn đến viêm nhiễm. Ngoài ra, thời tiết thay đổi thất thường, hít phải khói thuốc lá, chất độc hại hoặc trẻ thường la hét, cười nói, đùa nghịch quá nhiều cũng có thể khiến 2 dây thanh bị kích ứng, tổn thương, dẫn đến viêm thanh quản.

Chăm sóc trẻ khi bị viêm thanh quản

Đối với trẻ nhỏ, viêm thanh quản cấp có thể gây khó thở trầm trọng nên cần được bác sĩ khám và theo dõi. Cơn khó thở thanh quản mức độ nhẹ thường thuyên giảm trong vòng ba ngày nếu được chăm sóc và theo dõi cẩn thận tại nhà.

Để chăm sóc tốt bệnh, các bậc phụ huynh cần bình tĩnh vì trẻ đang sợ hãi. Tạo môi trường yên tĩnh để trẻ được nghỉ ngơi, tránh la khóc, giúp trẻ kiêng nói.

 

Cho trẻ uống nhiều nước ấm, kiêng các gia vị kích thích như tiêu, ớt. Dùng các thuốc nhằm hạ sốt, chống viêm theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra cũng cần bổ sung dinh dưỡng, bồi dưỡng đầy đủ để tăng sức đề kháng của trẻ.

Khi chăm sóc trẻ viêm thanh quản cấp, cần theo dõi diễn tiến bệnh để phát hiện kịp thời dấu hiệu trở nặng. Đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có một trong những dấu hiệu sau:

- Thở rít tiến triển, xuất hiện khi trẻ nằm yên

- Xuất hiện dấu hiệu khó thở, thở bất thường, phập phồng cánh mũi.

 

- Trẻ mệt nhiều.

- Trẻ há miệng khi thở và chảy nước miếng.

- Sốt cao trên 39 độ C.

- Hoặc cơn khó thở thanh quản chưa giảm sau 3 ngày.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm