Trên điều khiển điều hòa có một nút nhỏ quan trọng, biết được chẳng khác nào tìm ra kho báu
Trộn 1 thìa bột giặt với cơm thừa: Công dụng tuyệt vời nhà nào cũng thích, tiết kiệm khoản lớn mỗi tháng / 5 năm đi làm tiết kiệm được 2 tỷ đồng, tôi vừa kể với người yêu thì anh khinh khỉnh chê cười và nói một câu khiến tôi lạnh lòng
Nắng nóngcũng là khi hoá đơn tiền điện của nhiều gia đình tăng vọt vì sử dụng nhiều thiết bị điện để xua đi cái nóng, trong đó có điều hoà. Tuy nhiên, sử dụng điều hoà đúng cách để tiết kiệm điện năng không phải ai cũng biết.
Trong đó, các nút thông thường được chúng ta dùng nhiều nhất là On/Off (Hoặc Power), nút tăng giảm nhiệt độ và nút điều chỉnh chế độ quạt gió. Rất ít người chú ý đến nút Sleep trên chiếc điều khiển điều hòa.
Khi sử dụng nút này, chế độ Sleep (Chế độ ngủ đêm) được thiết lập với ý nghĩa quan trọng,giúp điều hòa hoạt động hiệu quả hơn với cơ chế thiết lập đặc biệt nhằm cân bằng nhiệt độ môi trường với nhiệt độ cơ thể, mang đến cảm giác thư thái cho người sử dụng khi ngủ. Do đó, nó có vai trò tiết kiệm điện năng và bảo vệ sức khoẻ đặc biệt của máy lạnh, đem đến giấc ngủ ngon và an toàn đối với con người.
Ảnh minh hoạ
Cụ thể, khi thiết lập chế độ Sleep, nhiệt độ phòng sẽ tự động thay đổi theo thời gian để phù hợp với nhiệt độ môi trường, giúp người sử dụng không bị cảm lạnh.
Khi nhấn nút Sleep, thông thường sau 30 phút hoặc một tiếng nhiệt độ sẽ tăng lên một độ, sau đó tiếp tục tăng đến 2 độ và duy trì mức nhiệt độ đó cả đêm. Ví dụ trước lúc đi ngủ, bạn để nhiệt độ 25 độ C, thì nửa tiếng hoặc một tiếng sau, điều hòa sẽ tăng lên 26 độ. Và khoảng 2 tiếng nữa sẽ tiếp tục tăng lên 28 độ, cân bằng với nhiệt độ bên ngoài.
Đây là mức nhiệt độ an toàn, giúp bạn khỏe mạnh và ngủ sâu giấc, nhất là những trẻ nhỏ. Ngoài ra việc đặt chế độ Sleep với mức nhiệt vừa đủ sẽ giảm tiền điện cho gia đình bạn.
Những lưu ý khi sử dụng điều hòa vừa an toàn lại tiết kiệm điện
Không bật tắt liên tục và nhớ ngắt aptomat
Nhiều người sử dụng hay có thói quen tắt điều hòa và bật quạt, đến khi cảm thấy nóng thì lại bật máy một lúc thì mở điều hoà lại. Đây là một sai lầm làm tốn điện thêm và còn nhanh hỏng máy.
Khi khởi động, máy điều hòa phải tiêu tốn rất nhiều điện năng để bật máy nén, động cơ quạt và làm lạnh không khí đến mức nhiệt độ yêu cầu. Vì khi đó nhiệt độ trong phòng đã nóng lên vài độ, đến mức cơ thể cảm nhận được. Lời khuyên là hãy luôn bật và tắt máy trước khi định ra ngoài khoảng 30 phút là hợp lý.
Sau khi dùng điều khiển từ xa để tắt máy, người dùng hãy ngắt luôn Aptomat (công tắc nguồn) vì khi tắt bằng điều khiển, máy vẫn tiêu thụ điện ngầm.
Tăng giảm nhiệt độ hợp lý
Nhiều người nghĩ rằng nên để cùng một chế độ nhiệt độ của điều hoà như vậy sẽ tiết kiệm điện. Điều này hoàn toàn sai lầm. Theo khuyến cáo của cơ quan tiết kiệm năng lượng Mỹ, cách đơn giản tiết kiệm tiền điện nhất là bạn nên tăng nhiệt độ khi bạn không ở trong phòng. Hệ thống điều hoà hoạt động hiệu quả ở nhiệt độ cao trong thời gian dài.
Luôn đặt điều hoà ở nhiệt độ cao nhất thì có thể tiết kiệm điện nhiều nhất. Chỉ cần một chút thay đổi nhỏ nhiệt độ cũng làm gia tăng chi phí. Bộ Năng lượng Mỹ khuyến cáo, nhiệt độ trong nhà tốt nhất là 25 độ C.
Chống thoát nhiệt qua khe hở
Khi bật điều hòa, nếu căn phòng trong nhà có khe hở, người dùng sẽ không thể mát nhanh và dễ bị thất thoát không khí lạnh ra ngoài.
Người sử dụng có thể tự kiểm tra bằng cách ra bên ngoài đặt tay vào cửa sổ, các kẽ hở của cửa ra vào. Nếu tay thấy mát thì chắc chắn không khí trong nhà lọt ra ngoài.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/1/2025 của 12 con giáp: Quý nhân giúp tuổi Mão, tuổi Tuất cẩn trọng hơn
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây
Loại hạt được ví như ‘hạt trường sinh’, xưa ở Việt Nam rụng đầy gốc nay trở nên đắt đỏ cả thế giới yêu thích
Cuối năm lau dọn bàn thờ đừng dùng nước lã nữa, thay bằng 3 loại này kích hoạt may mắn, tiền tài
Gia đình xuống dốc, dòng tộc khó hưng thịnh nếu con cháu xuất hiện những đặc điểm này, cần chấn chỉnh ngay trước khi quá muộn