Trên đời có một việc phải lười biếng mới tích gấp bội phúc cho bản thân và gia đình
Tổ Tiên khẳng định: Muốn biết 1 người có phúc hay không, cứ quan sát 3 đặc điểm này trên gương mặt / Người có 5 biểu hiện chính là có phúc khi về già, dễ giàu sang sung túc, gặp dữ hóa lành
Lười động miệng
Cổ nhân dạy: Họa từ miệng mà ra. Lời nói gió bay nhưng lỡ một lời khích bác, mỉa mai người khác, sớm muộn sẽ rước về không ít thù địch. Con người sinh ra vốn có hai mắt để nhìn, hai tai để nghe nhưng chỉ có một miệng để nói. Thế nên, hãy quan sát và lắng nghe nhiều hơn. Điều quan trọng nhất, trước khi mở miệng nên suy nghĩ, chắt lọc lời nói của mình. Một khi đã mở miệng, hãy nói đúng lúc, nói đúng chỗ.
Ảnh minh hoạ
Ăn nói chừng mực, không khẩu nghiệp, không chỉ trích sau lưng, không châm ngòi cho mâu thuẫn, muốn sống hạnh phúc thì đừng gây thị phi, căng thẳng. Nên nhớ, bản thân khi đã làm điều xấu, ắt có ngày mình sẽ phải nhận lại hậu quả nặng nề.
Thêm bạn, bớt thù - dùng miệng để nói những lời chân thành sẽ nhận được sự yêu mến và giúp đỡ của những người xung quanh, mang lại nhiều niềm vui cho bản hân, đó là nguồn gốc thực sự của phúc khí.
3 điều tuyệt đối không nên nói ra để hưởng an yên cả cuộc đời
Không nói xấu sau lưng người khác
“Tôi nguyện không nói lỗi lầm của những người khác”, đây là một trong những lời nguyện của Bồ Tát. Ai cũng có câu chuyện của riêng mình, lý do của riêng mình, nếu bạn chưa thực sự hiểu thì tốt nhất chớ nên đánh giá. Ngược lại, cũng đừng quá bận tâm khi ai đó nói xấu mình.
Nhất là những lời vô ích thì càng nói càng lãng phí thời gian. Nói lời ác nghiệt khiến người khác tổn thương, càng nói nhiều lại càng hại mình hại người. Còn nói lời xấu xa sau lưng người khác thì càng nói, bạn càng khiến mọi người xa lánh mình.
“Nhân chi sơ, tính bản thiện”, con người ta sinh ra đã có phần thiện trong mình, nên đối đãi với người bằng tấm lòng thiện lương, mỗi lời thiện có thể “ấm 3 đông” chính là vậy.
“Học ăn học nói, học gói học mở”, mỗi người chúng ta phải biết cách để kiểm soát lời nói của mình. Khi nói chuyện với người khác, chớ nên để chủ đề cuộc nói chuyện biến thành cuộc nói xấu, đấu tố người không có mặt ở đó, mang chuyện nói xấu người khác ra làm quà. Ở đời luôn có luật Nhân – Quả, đừng nói xấu hay làm chuyện hại người, chính bạn chứ không phải ai khác sẽ phải gánh nghiệp của mình.
Khi ta đang nói xấu người khác chính là ta đang tạo tác nhân cho người khác nói xấu mình. Nói xấu người khác cũng chính là bỏ lỡ cơ hội để yêu thương, đừng để mình có cách nói chuyện khiến khẩu nghiệp chất chồng.
Không nói lời ngông cuồng
Đức Phật có dạy rằng, sống khiêm tốn mới là đỉnh cao của trí tuệ, còn tự cao tự đại chính là thất bại lớn nhất của đời người. Con người ta khi đạt được một chút thành tựu, gặt hái một vài thành quả mà không biết kiểm soát bản thân thì dễ trở nên dương dương tự đắc, cho rằng mình có thể hơn tất cả mọi người.
Người tự buông lời ngông cuồng cũng chính là ta tự mình đi lạc vào trong màn sương mù mờ ảo nhưng chẳng thể tìm thấy phương hướng cho mình. Lớp sương mù ấy là những tiếng tung hô, ca ngợi của người khác, cũng có thể chính là lời tự đắc của bản thân ta, song nó đều để lại hậu quả khôn lường.
Sống trên đời, kẻ tự mãn, tự cho mình là tài giỏi dễ gặp phải thất bại vì sự đố kị, ganh ghét của nhiều người, thành công khó lòng đạt được. Cái mà con người thể hiện trước mặt người khác chính là lời nói và hành vi của mình.
Lời nói là thứ trực tiếp tác động lên đối phương, thế nên nói chuyện kị nhất là buông lời ngông cuồng. Cuồng gây chú ý, cuồng cũng gây căm ghét, hãy nhớ lời Phật dạy, nếu không tai họa sẽ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Không phàn nàn khi gặp chuyện
Cuộc sống vốn dĩ chẳng bao giờ là hoàn toàn thuận theo ý chúng ta. Nếu lỡ có chuyện gì thì hãy tìm cách giải quyết, bởi chúng ta sẽ chẳng có đủ thời gian để phàn nàn. Giữa đất trời mênh mông vô tận, con người chỉ là một hạt cát nhỏ nhoi, ai sẽ lắng nghe lời phàn nàn của bạn?
Người sống trên đời này, phàn nàn một ngày chi bằng cố gắng một ngày. Chỉ có sự cố gắng và nỗ lực của bản thân mình thì mới nhìn thấy ánh sáng của bình minh ngày mới. Nhớ lời Phật dạy, chớ nên nói những điều này, bởi suy cho cùng thì nó cũng sẽ chẳng mang lại ích lợi gì.
Chuyện rắc rối bạn đang gặp phải chẳng vì lời phàn nàn của bạn mà tiêu tan, người đã bỏ bạn đi chẳng vì lời phàn nàn của bạn mà quay lại, hà cớ gì chúng ta lại làm những chuyện tốn công vô ích như vậy. Nói nhiều lời sân hận, bạn bè bằng hữu rời xa, mà người khác tất sẽ xem thường ta.
Thay vì than phiền, hãy nỗ lực phấn đấu. Hãy coi khó khăn là động lực và cố gắng vượt qua để đạt được thành công. Nhớ tu miệng trước khi tu thân để đời đời hưởng phúc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người