Trong cõi u minh tự có ý Trời, 7 điều Thiên ý này nếu biết được sẽ thọ ích cả đời
Đức Phật dạy: Nếu có 9 dấu hiệu này, bạn và người ấy nhất định có "duyên nợ" từ kiếp trước / Phật dạy: Thành kiến chính là 'mũi khoan nhọn khoét lỗ thủng’ trong tâm hồn mỗi người
1. Luật nhân quả
Trên cõi đời này chẳng có chuyện gì xảy ra một cách vô duyên vô cớ. Có nhân ắt sẽ có quả. Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu. Mối liên hệ giữa vạn vật trong vũ trụ đều tuân theo luật nhân quả.
Luật nhân quả không chỉ là đặc quyền của Phật giáo. Trên thực tế, trong rất nhiều tôn giáo khác như Cơ Đốc giáo, Ấn Độ giáo đều nói đến điều này. Socrates, nhà triết học vĩ đại của Hy Lạp cổ cho rằng nhân quả là định luật căn bản của vũ trụ. Socrates còn có một câu nói nổi tiếng là: “Gieo nhân nào ắt gặt quả nấy. Đây là định luật bất diệt từ vạn cổ”.
2. Luật hấp dẫn
Những điều bản thân mỗi người gặp phải là do ý niệm của mình quyết định. Ý niệm như thế nào thì sẽ thu hút cảnh giới tương ứng với ý niệm đó.
Rất nhiều ông bố bà mẹ lo lắng cho con cái, vì chúng mà thao thức và cho rằng đây chính là biểu hiện của tình yêu. Kỳ thực lo lắng điều gì thì sẽ gặp điều đó, cho nên những chuyện bạn lo lắng lại thường hay xuất hiện.
Vì sao lại như vậy? Khoa học sớm đã nhận thức được rằng vũ trụ kỳ thực là do năng lượng tổ hợp thành. Tần suất sóng năng lượng khác nhau sẽ cấu thành nên vô vàn hiện tượng khác nhau một trời một vực trong vũ trụ. Một người có tâm niệm như thế nào thì sẽ cảm ứng tới trường năng lượng đồng nhất với tâm niệm đó. Đồng chất thì thu hút lẫn nhau, đây chính là luật hấp dẫn.
3. Quy luật niềm tin sâu sắc
Vạn sự vạn vật trong toàn vũ trụ này đều là một thể thống nhất với bản thân mình. Đây chính là chân tướng của vũ trụ. Càng tin sâu sắc vào quy luật này thì sự linh ứng lại càng mạnh mẽ, càng chống đối lại quy luật này thì càng vô minh.
Ví như, có người đột nhiên cảm nhận rất mạnh mẽ rằng sắp có một sự việc gì đó xảy ra. Kết quả là việc này đã thực sự xảy ra, phải chăng là sự trùng hợp ngẫu nhiên? Không phải. Bởi lẽ vạn sự vạn vật trong cả vũ trụ này đều là một thể thống nhất. Cho nên trước khi sự việc xảy ra nhất định đều có sự cảm ứng.
Người có thể cảm nhận được là vì họ có lòng dạ khoáng đạt và hiểu rằng vạn sự vạn vật đều là một thể thống nhất. Còn những người tâm địa hẹp hòi, tự cho rằng mình đúng, tự phong bế bản thân lại thường rất khó cảm nhận được.
4. Quy luật hiện tại
Con người thường sẽ có trải nghiệm rằng khi làm một việc gì đó mà tâm ta thư thái nhất, không tính toán nhất và để tâm tới hiện tại nhất thường thì việc đó cũng sẽ thuận lợi nhất, thậm chí còn thuận lợi hơn cả sự kỳ vọng. Đây chính là kỳ tích của việc đặt tâm vào hiện tại.
Quá khứ chẳng thể níu kéo, tương lai cũng chẳng thể nắm giữ, chỉ có hiện tại mới là điều chân thực nằm trong tầm tay mỗi chúng ta. Tích cực điều chỉnh tốt tâm niệm khi hiện tại mới là cách tốt nhất cải biến số mệnh của bản thân.
5. Quy luật 20-80
Xét xem một mục tiêu có thể đạt được hay không thì 20% trong đó là sự nỗ lực, 80% còn lại là tâm thái của chúng ta.
Xét về tầm ảnh hưởng của một sự việc đến một sinh mệnh, thì 20% là tầm ảnh hưởng ngay lập tức có thể nhìn thấy. 80% còn lại thường sẽ dần dần hiện ra trong 80% phần đời tiếp diễn của sinh mệnh đó.
Vậy nên, sự kiên nhẫn là điều tất yếu, mọi điều đắc được đều nhờ chữ Nhẫn. Chỉ cần có một phương hướng chính xác, một tâm niệm đúng đắn thì sẽ đủ nhẫn nại để chờ đợi.
6. Luật ứng đắc
Những gì bạn đạt được đều là những gì bạn nên có được.
Chúng ta nhận được lời chúc phúc của vũ trụ là nhờ những cống hiến của chúng ta nhằm thích ứng với vũ trụ.
Bạn dâng hiến thứ gì, bạn sẽ nhận được thứ đó, chứ không phải bạn muốn có được thứ gì thì sẽ đạt được thứ đó.
Ví như bạn đã hiến dâng tình yêu thì sẽ có được tình yêu. Bạn hiến dâng oán hận thì sẽ nhận lại oán hận. Bạn hiến dâng oán hận nhưng lại vọng tưởng có được tình yêu thì chẳng thể nào đạt được.
7. Quy luật làm lợi cho người khác
Quy luật ứng đắc và quy luật làm lợi cho người khác có mối quan hệ mật thiết với nhau. Làm lợi cho người khác bao nhiêu thì sẽ đắc được nhiều bấy nhiêu. Làm lợi cho người khác cuối cùng lại là làm lợi cho mình. Cũng giống như câu nói trong Đạo Đức Kinh: “Vì người không tự tư nên lại thành của tư” (Dĩ kỳ bất tự tư, cố năng thành kỳ tư).
Trong quá trình làm lợi cho người khác, trải qua vòng tuần hoàn năng lượng đã dâng hiến ấy, sinh mệnh lại có thể thực hiện được những giá trị lớn nhất của bản thân. Vậy nên Phật giáo giảng rằng “xả đắc”, xả càng nhiều, lại đắc được càng nhiều. Chỉ nhận mà không buông xả thì nguồn năng lượng sẽ chết cứng tại nơi đó.
Bất kỳ chuyện gì xảy đến trong đời người ta đều là đã được Trời cao an bài. Con người chỉ có chiểu theo ý Trời mà hành xử, đối đãi thì mới có thể tự tại, an nhiên, không còn sầu khổ, muộn phiền…
Dù bạn chán chường hay cao hứng, yêu hay ghét thì mỗi sáng Mặt Trời vẫn phải mọc lên, đêm xuống trăng sao vẫn phải ló rạng. Ngày qua, tháng hết, năm đi, bốn mùa luân phiên vận chuyển, trăm năm cuộc đời kết thúc rồi lại tiến vào lục đạo luân hồi…
Đã không thể thay đổi được những điều vĩnh hằng của Tạo hóa ấy, sao không đón nhận nó bằng tâm thái thanh thản, tích cực hơn? Sầu muộn trên đời vốn là thứ không hề cố định. Sau mỗi cơn sầu chính là ấp ủ ngày vui đang tới, phía cuối đường hầm tối luôn ló rạng ánh sáng niềm tin…
* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao lại có mảnh vải trải ngang trên giường khách sạn? Nhiều người không biết tác dụng, hãy nghe cô dọn dẹp nói thật
Tại sao phải đặt một đôi đũa trong bồn cầu? Hầu như không ai hiểu được tác dụng của nó, chúng ta càng hiểu sớm thì càng tốt
Cuối tháng 12 âm: 2 con giáp đón tài lộc rực rỡ, 1 con giáp thoát khỏi vận xui
Top 4 con giáp đón nhận vận may, công danh phát lộc, tài lộc rực rỡ trong tháng 2
Mẹ chồng tung điều kiện “cực gắt” khi cho căn hộ, thông gia lập tức đáp trả khiến bà tái mặt
Mâm cua biển bạc triệu văng tung tóe giữa sân: Mẹ chồng bỗng nổi giận, nàng dâu quyết định rời đi!