Từ đồ nhựa bỏ đi, thầy trò tạo ra tủ sắc màu để nuôi cá, trồng hoa, đựng sách
Chồng có bồ về chê bai vợ đủ điều, cô cười đáp một câu khiến anh sốc lên tận óc / Cho thứ này vào máy giặt, quần áo nhanh khô, không mùi hôi bất chấp thời tiết ẩm ướt
Với tính khả thi, thiết thực, chiếc tủ đa năng đã giúp ích rất nhiều trong sinh hoạt cũng như học tập của thầy cô, học sinh. Tủ có chiều cao 1,6 mét, chiều ngang 1,5 mét, chiều sâu 0,4 mét với hai bên hông được làm từ gỗ, các thanh đỡ là ống nước bị bỏ đi. Mỗi chiếc tủ có 10 hộc được tận dụng từ những can nhựa loại 10 lít.
Thầy Phúc Vinh cùng Tiến Đạt và Minh Khoa bên cạnh sản phẩm thiết thực, ý nghĩa của mình. Ảnh: Trinh Trinh.
“Từ chiếc tủ đa năng này, chúng em sẽ dùng để đựng những vật dụng cần thiết phục vụ cho việc dạy và học. Từ đó sẽ tuyên truyền cho các bạn biết rằng, phế thải cũng có thể tận dụng để vừa tiết kiệm chi phí vừa góp phần bảo vệ môi trường, tránh gây lãng phí”, Tiến Đạt cho biết.
Không chỉ có chức năng đựng đồ, tủ đa năng này còn giúp chủ nhân của nó giải trí sau những giờ học tập hay làm việc căng thẳng khi trên đầu tủ có hồ cá được cải tạo từ bình nước 20 lít; các chai nhựa nhỏ hơn được sử dụng làm thác nước và cung cấp oxy cho hồ cá.
Điểm ấn tượng nhất của tủ là mô hình trái tim từ cây trầu bà được trồng kết hợp với hồ cá, vừa thêm mảng xanh, vừa lọc nước và lọc không khí giúp môi trường trong lành hơn. Hai bên hông của tủ với một bên trồng hoa mười giờ, một bên là các ngăn đa năng để đựng dụng cụ học tập như bút, thước…
“Chúng tôi mong muốn tủ tái chế phải đa năng: vừa đựng được dụng cụ học tập của học sinh, vừa có không gian cho thiên nhiên, cây cối để học sinh vàgiáo viêncảm thấy dễ chịu hơn sau mỗi giờ học”, thầy Vinh chia sẻ.
Anh Vinh còn cho biết hiện nay, ngoài mô hình tủ đa năng bảo vệ môi trường, thì ở trường của anh còn có mô hình thủy canh từ các chai nhựa để trồng rau và hoa.
Mặt trước, mặt bên và mặt sau của chiếc tủ
Hào hứng khi sản phẩm có tính ứng dụng cao, Tiến Đạt thổ lộ: “Từ ngày được thầy Vinh hướng dẫn cách tái chế như thế này, em rất vui. Vì em thấy rác thải nhựa ở trường rất nhiều, tái chế giúp em học được cách bảo vệ môi trường. Về nhà em cũng tự làm hộp đựng viết hay trang trí góc học tập bằng các vật dụng tái chế từ rác thải nhựa”.
Còn vớiMinh Khoa, em kỳ vọng sẽ sử dụng được lâu dài và phổ biến rộng rãi để mọi người biết rằng đồ phế thải cũng có thể tận dụng để “biến” thành những đồ dùng có ích khác.
Chia sẻ về ý tưởng,thầy Vinh cho biết, anhthường xuyên tham gia các hoạt động dọn dẹp rác thải nên thấy nhiều chai nhựa bị vứt xuống kênh rạch khiến cho dòng nước tắc nghẽn. Một thực tế khác là ở trường, lượng chai nhựa dùng một lần rồi bỏ đi rất nhiều, rất lãng phí vàgây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
"Với hy vọng góp chút công sức vào việc làm giảm ô nhiễm môi trường, tôi đã bàn bạc cùng học sinh thiết kế ra chiếc tủ này vừa giúp hạn chế ô nhiễm môi trường, vừa tận dụng phế thải làm vật dụng trong gia đình; đồng thời giáo dục học sinh sống tiết kiệm, cái gì tái sử dụng được thì nên tận dụng lại”, thầy Vinh nói.
Thầy giáo 9X này cũng hào hứng chia sẻ, dođược thấy, được làm cùng thầy nên học trò trong trườnggiờthấy rác thải nhựa là nghĩ ngay đến việc tái chế. Với thầy Vinh, việc nàytạo ra thói quen tốt cho các em học sinh nên giờ ở trường không còn rác thải nhựa nữa mà thay vào đó là những mô hình tái chế rất độc đáo và thú vị.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!