Nhiều người có 'ác cảm' với mì ăn liền bởi những ảnh hưởng tới sức khỏe mà nó mang lại. Tuy nhiên, nếu biết ăn đúng cách, mì ăn liền không hề đáng bị xa lánh như bạn nghĩ.
Thành phần chủ yếu của mì ăn liền là chất bột, còn chất đạm, chất béo, vitamin đều rất thấp. Do đó, bạn không nên ăn chúng thường xuyên. Ảnh: genknews.
Bạn không nên ăn mì ăn liền vào buổi tối và ăn liên tục kéo dài. Ảnh: laodongthudo.
Lý do là trong mì ăn liền chứa một hàm lượng chất béo transfat không có lợi cho hệ tim mạch của cơ thể, dễ làm xơ vữa động mạch, nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ảnh: anninhthudo.
Để ăn mì ăn liền đúng cách, không gây hại cho sức khỏe, sau khi nấu nước sôi và cho vắt mì vào, bạn đợi cho mì nở một chút rồi chắt đổ nước mì đầu tiên này đi. Ảnh: we25.
Sau đó, bạn hãy nấu phần nước sôi khác và dùng chung với mì. Ảnh: top10meohay.
Việc chắt bỏ nước mì đầu tiên đi sẽ giúp giảm khá nhiều lượng dầu và muối dư trong mì. Ảnh: haohaochatluongnhatban.
Bên cạnh đó, bạn nên thêm rau xanh và thịt nạc khi nấu mì để bổ sung thêm chất xơ và chất đạm, tránh mất cân bằng dinh dưỡng. Ảnh: thuoctranhthai.
Việc thêm rau xanh và thịt nạc còn giúp tô mì của bạn trở nên ngon miệng hơn rất nhiều. Ảnh: baohothuonghieu.
Gói gia vị nêm mì thường chứa rất nhiều bột ngọt và một lượng lớn muối rất có hại cho sức khỏe của bạn. Vì vậy bạn chỉ nên cho 1.2 gói gia vị để không quá ảnh hưởng đến cơ thể. Ảnh: ungthuvietnam.
Ngoài ra, khi ăn mì ăn liền, bạn nên hạn chế uống vì lượng muối và dầu quá nhiều trong nước sẽ gây hại đến sức khỏe của bạn. Ảnh: doisongvietnam.
Theo Hà Nguyễn/Kiến thức
Theo Hà Nguyễn/Kiến thức