Đời sống

Tỷ phú hàng đầu Trung Quốc dự đoán những nghề có thể thất nghiệp trong tương lai gần, giới trẻ cần tìm hiểu ngay

DNVN - Nhờ vào bước tiến vượt bậc của trí tuệ nhân tạo, cảnh viễn tưởng từng được Jack Ma nhắc đến đang dần hiện hữu trong đời thực.

Người bị thu hồi đất được hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm / Cãi lời bố, tôi quyết cưới anh chàng không nghề nghiệp và đêm tân hôn, tôi bị sang chấn tâm lý với biểu hiện của chồng

Jack Ma là một trong những tỷ phú giàu có nhất tại Trung Quốc, sở hữu khối tài sản lên đến 24,8 tỷ USD tính đến tháng 6/2022. Trong suốt hơn hai thập kỷ chèo lái Alibaba, ông đã phát triển công ty này thành một đế chế hàng đầu trong các lĩnh vực như thương mại điện tử, điện toán đám mây và thanh toán trực tuyến.

Bên cạnh vai trò doanh nhân, Jack Ma còn nổi bật nhờ những nhận định đáng chú ý. Ông từng cảnh báo rằng: "trong tương lai gần, 50% công việc sẽ bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo", đặc biệt là các nghề sau:

1. Biên phiên dịch

Khoảng hơn mười năm về trước, sự bùng nổ của giao thương toàn cầu đã dẫn đến sự khan hiếm nghiêm trọng về nhân sự biên dịch, biến nghề này thành một lựa chọn ổn định với mức lương cao. Các trường đại học danh tiếng khi đó đã mở rộng chỉ tiêu cho nhiều ngành ngoại ngữ, bao gồm tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nhật và tiếng Hàn.

Jack Ma. Ảnh: Bloomberg

Jack Ma. Ảnh: Bloomberg

Ngày nay, nhờ sự ra đời của các ứng dụng dịch tự động, việc chuyển đổi giọng nói, văn bản và hình ảnh đã trở nên nhanh chóng và chính xác. Hơn thế, các công cụ dịch thông minh hiện đạt độ chính xác lên tới 99%, đồng thời xử lý thông tin với tốc độ mà con người khó có thể sánh kịp.

2. Tài xế

Vào tháng 6 năm ngoái, Thượng Hải đã chứng kiến sự xuất hiện của dịch vụ taxi không người lái đầu tiên, và đến tháng 7, xe buýt tự hành cũng chính thức lăn bánh. Các hãng xe nổi tiếng toàn cầu như Tesla, Audi và Mercedes-Benz đều đang đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ xe tự lái.

Trước đây, taxi với đủ màu sắc phủ khắp các tuyến đường, nhưng tình trạng từ chối đón khách hay đi đường vòng xảy ra không ít lần. Có những thời điểm, việc gọi được một chiếc taxi trở nên gần như bất khả thi trong giờ cao điểm.

 

Những chiếc xe tự hành có thể được đặt qua ứng dụng trong tương lai. Khi số lượng xe tăng mạnh, vấn nạn kẹt xe và thiếu chỗ đỗ ngày càng nghiêm trọng. Giải pháp xe tự lái có thể giúp khắc phục các vấn đề liên quan đến đỗ xe, và viễn cảnh đó sẽ sớm trở thành hiện thực.

3. Người trung gian

Trong quá khứ, do hạ tầng vận chuyển còn nhiều hạn chế, mạng Internet chưa phủ sóng rộng và thông tin thiếu minh bạch, hàng hóa thường không thể đến tay người tiêu dùng một cách trực tiếp. Khi đó, những người trung gian đã xuất hiện để đóng vai trò phân phối sản phẩm từ nhà sản xuất đến khách hàng cuối cùng – đây chính là những người hưởng lợi từ chênh lệch giá.

Nhưng hiện tại, nhờ vào sự phát triển toàn diện của mạng lưới logistics quốc gia, hàng hóa có thể lưu thông khắp nơi từ Bắc chí Nam, vượt sông băng biển và được giao hàng đúng hẹn, thậm chí chỉ sau một ngày đặt hàng.

Bên cạnh đó, chỉ với một chiếc máy tính, người dùng có thể tiếp cận vô vàn sản phẩm đến từ các nhà sản xuất khác nhau, cùng với nhiều gợi ý đến từ các blogger. Việc đặt hàng giờ đây chỉ cần vài cú nhấp chuột và hàng sẽ được giao tận nơi mà không cần phải ra ngoài.

 

Như vậy, vai trò của người trung gian dần bị xóa bỏ. Nhóm đầu tiên bị ảnh hưởng sẽ là các đại lý và nhà bán buôn truyền thống. Những người này hiện đã chuyển hướng sang cung cấp dịch vụ thay vì chỉ hưởng lợi từ giá cả chênh lệch.

Chẳng hạn, các đại lý phân phối điều hòa ngày nay không còn kiếm nhiều lời từ việc bán máy, mà thay vào đó họ thu phí dịch vụ lắp đặt và bảo trì sau bán hàng.

4. Công nhân lắp ráp

Hình ảnh robot làm việc trên dây chuyền lắp ráp – vốn thường thấy trong các bộ phim Hollywood – giờ đây đã trở thành hiện thực tại nhiều nhà máy.

Những nhiệm vụ mang tính lặp lại và đơn giản luôn là mục tiêu dễ bị máy móc thay thế. Trong thời đại công nghiệp, công nhân là lực lượng không thể thiếu, nhưng giờ đây, AI đặt ra yêu cầu khắt khe hơn về độ chính xác và tốc độ.

 

Foxconn, theo thông tin được công bố, đang có kế hoạch chi 340 triệu USD để phát triển công nghệ AI và dự kiến triển khai 200.000 robot trong thời gian tới. Hiện tại, công ty này đã lắp đặt 60.000 robot công nghiệp trong các nhà máy tại Trung Quốc – điều này đồng nghĩa với việc hàng trăm nghìn lao động sẽ đứng trước nguy cơ thất nghiệp.

5. Người phục vụ

AI đang dần xâm nhập vào ngành dịch vụ, khởi đầu với việc ra mắt siêu thị không nhân viên đầu tiên tại Hàng Châu và tiếp theo là nhà hàng tự động đầu tiên tại Trung Quốc, cho thấy xu hướng sử dụng máy móc thay thế nhân lực trong ngành này đang gia tăng.

Một kịch bản tương tự cũng được áp dụng tại các khách sạn vận hành không cần người. Tại đó, toàn bộ quy trình – từ đặt phòng, mở cửa đến thanh toán và trả phòng – đều được thao tác trên điện thoại thông minh.

Với mức rào cản gia nhập thấp, ngành dịch vụ thu hút nhiều lao động chăm chỉ, tuy nhiên, chính điều này cũng khiến họ dễ bị thay thế bởi các hệ thống AI.

 

6. Nhân viên ngân hàng

Khi đến các chi nhánh ngân hàng hiện nay, không khó để nhận ra số lượng nhân viên tại quầy đã giảm đáng kể, trong khi nhiều giao dịch được xử lý bởi các thiết bị thông minh, nhanh chóng và tiện lợi hơn nhiều so với trước kia.

Đằng sau sự thay đổi này là sự góp mặt của trí tuệ nhân tạo, giúp tự động hóa quy trình xử lý nghiệp vụ, đồng thời kết hợp với sự phổ biến của thanh toán di động, khiến nhu cầu đến ngân hàng trực tiếp giảm mạnh. Ngay cả việc kích hoạt thẻ – vốn là một trong số ít lý do người dùng còn ghé ngân hàng – giờ đây cũng được thực hiện qua máy móc.

Doanh Doanh (t/h)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm