Uống đậu nành cần đặc biệt lưu ý kẻo 'rước bệnh' vào thân
Đậu nành được coi là thực phẩm tốt cho sức khỏe tuy nhiên nếu dùng sai cách có thể trở thành 'con dao hai lưỡi' gây hại sức khỏe.
7 sai lầm khi ăn trứng mất hết dinh dưỡng dễ rước bệnh vào thân / Thịt bò tuy bổ dưỡng nhưng những người này ăn vào thì chỉ thêm rước bệnh
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết
Cột tin quảng cáo
Đậu nành là loại thực phẩm thường có mặt trong những thực đơn ăn uống lành mạnh được tư vấn với các chuyên gia dinh dưỡng.Đậu nành chứa nhiều hợp chất giúp khống chế hoạt động của cholesterol, duy trì nồng độ cholesterol trong cơ thể ở mức ổn định. Chính điều này giúp là giảm hiện tượng huyết áp cao, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim – những chứng bệnh do lượng cholesterol cao gây ra.Dù khá tốt cho sức khỏe nhưng đậu nành cũng có thể mang lại nhiều tác hại nếu dùng sai cách.
Những tác hại của đậu nành
Gây ức chế tuyến giáp
Những người có bệnh tuyến giáp tốt nhất không nên ăn đậu nành hay các sản phẩm từ đậu nành, bởi thành phần isoflavone trong đậu nành có thể ức chế chức năng tuyến giáp ở một số người và góp phần gây ra chứng suy giáp.
Đầy hơi khó tiêu
Giống như phần lớn các loại đậu khác, đậu nành có chứa chất xơ không hòa tan vì thế có thể gây ra chứng đầy hơi khó tiêu ở những người nhạy cảm.
Gây dị ứng
Trong đậu nành có chứa 2 loại protein là glycinin và conglycinin và ở một số người chúng có thể gây ra các phản ứng miễn dịch, hay còn gọi là dị ứng. Do đó, nếu trong gia đình có người từng có tiền sử dị ứng đậu nành thì tốt nhất không nên ăn thực phẩm này.
Có chất kháng dinh dưỡng
Trong đậu nành chứa các hợp chất kháng dinh dưỡng, có thể làm giảm khả năng hấp thụ vitamin và khoáng chất. Vì vậy, để giảm các chất kháng dinh dưỡng có trong đậu nành nên ngâm và nấu chín đối với đậu nành sống, hoặc sử dụng rau mầm đậu nành (giá đỗ đậu nành) hay đậu nành lên men.
Những điều cần tránh khi sử dụng đậu nành
Không được uống sữa đậu nành chưa đun sôi kỹ
Trong sữa đậu nành sống có chứa chất ức chế men trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác nên nếu uống sữa đậu nành sống hoặc không được đun sôi kĩ sẽ gây buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài… thậm chí ngộ độc.
Không uống sữa đậu nành khi ăn trứng gà
Sữa đậu nành vị ngọt, tính bình, chứa các thành phần dinh dưỡng như chất béo protein thực vật vitamin các loại khoáng chất… Sử dụng một mình đã có tác dụng bồi bổ rất tốt. Tuy nhiên, trong sữa đậu nành có chất Parenzyme, khi kết hợp với lòng trắng trứng sẽ khiến thành phần dinh dưỡng của trứng gà và sữa đậu nành bị giảm hẳn.
Kiêng uống khi bụng rỗng
Uống sữa đậu nành khi bụng đói sẽ khiến protein trong sữa đậu nành đều biến thành nhiệt lượng và tiêu hao mất. Do đó không thể mang lại tác dụng bồi bổ cho cơ thể. Khi uống sữa đậu, tốt nhất nên ăn cùng các chất tinh bột như bánh bao, bánh mỳ… để giúp cho các dưỡng chất được hấp thụ tối ưu.
Kiêng đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt
Trong sữa đậu có chất có thể tẩy trôi các chất cặn bám trong thành bình giữ nhiệt. Sau 3-4 giờ bảo quản ở nhiệt độ thường, sữa đậu nành mới bị biến chất và có vị chua.
Không nên dùng đường đỏ pha với sữa đậu nành
Trong đường đỏ có chứa nhiều a-xít hữu cơ như axit lactic, axit acetic,… có tác dụng kết hợp các chất protit, canxi tạo thành các hợp chất biến tính làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể.
Kiêng uống cùng thuốc kháng sinh
Sữa đậu nành sẽ tạo ra phản ứng hoá học với các chất kháng sinh gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ Do đó, bạn nên uống sữa đậu nành và thuốc kháng sinh cách nhau ít nhất 1 giờ.
Không nên dùng quá nhiều sữa đậu nành trong ngày
Bởi cơ thể sẽ phải tiêu hoá protein quá mức sinh ra các triệu chứng như chướng bụng, đi ngoài… Trong trường hợp bị nhức đầu tắc nghẽn đường hô hấp và các triệu chứng khác sau khi uống sữa đậu nành, ngay lập tức phải khám và tư vấn bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Không nên dùng sữa đậu nành thay thế sữa cho trẻ bú
Mặc dù hàm lượng chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành cao nhưng vẫn không đủ cho nhu cầu phát triển của trẻ.