Uống nước này buổi tối chính là bạn ăn thuốc độc vào người
Cách làm đẹp da hữu hiệu từ gừng tươi / Ăn gà luộc, gà rang mãi cũng chán... hãy đổi vị bằng món gà om ớt gừng cay ngon đậm vị
Ảnh minh họa. |
Gừng là vị thuốc được sử dụng rất phổ biến trong Đông y. Gừng có tác dụng đối với các kinh phế, tỳ, vị, thận và đại tràng, có tác dụng làm ấm, chống lạnh, hồi dương, thông lạch.
Thông thường, gừng được dùng để chữa những căn bệnh về tiêu hóa như đau bụng, đầy bụng, thổ tả... hay những bệnh do lạnh như cảm lạnh, ho, thấp khớp do lạnh, chân tay lạnh...
Khoảng 70% đơn thuốc đông y có vị gừng để thấy rằng gừng có vị trí cực kỳ quan trọng trong việc hỗ trợ chữa bệnh cho con người.
Nhiều chị em phụ nữ còn mách nhau uống nước gừng để giảm cân, giảm mỡ bụng. Điều này là có cơ sở. Bởi, một trong những công dụng chủ yếu của gừng là cải tiến hệ tiêu hóa, hơn nữa, nó cũng giúp đốt cháy chất béo, thúc đầy quá trình giảm cân diễn ra nhanh chóng và lành mạnh.
Gừng là vị thuốc được sử dụng rất phổ biến trong Đông y. Gừng có tác dụng đối với các kinh phế, tỳ, vị, thận và đại tràng, có tác dụng làm
Nguyên nhân là bởi gừng có thể tăng cường và thúc đẩy tuần hoàn máu, kích thích tiết dịch dạ dày, làm hưng phấn ruột- dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa, ngoài ra còn có tác dụng kháng khuẩn.
Theo lương y Nguyễn Đức Mến ở Láng Hạ, vào buổi sáng, khí trong dạ dày nhiều, ăn một chút gừng vào sẽ kiện tì ôn vị, khích lệ cho dương khí bốc lên. Đến nửa đêm, dương khí trong người thu lại, âm khí thịnh phát, lúc này ăn gừng sẽ vi phạm qui luật sinh lí. Do vậy, ngay kể cả người bình thường, nếu uống nước gừng vào buổi tối cũng sẽ mất ngủ, chưa nói đến người mắc bệnh mất ngủ thường xuyên.
Người xưa có câu: “Sáng sớm ăn gừng, tốt hơn cả uống nước sâm; buổi tối ăn gừng, ngang với ăn thạch tín” là vì vậy. Do vậy, muốn chữa bệnh mất ngủ bằng cách uống nước gừng, bạn cần phải tránh uống vào buổi tối.
Một số cấm kị khi tiêu thụ gừng
1. Không gọt vỏ
Theo Đông y, gừng có tính lạnh giúp tăng khí, chữa bệnh. Tính lạnh của gừng nằm chủ yếu ở vỏ gừng. Vì vậy, nếu bỏ vỏ gừng khi dùng thì tức là đã loại bỏ dược tính của gừng, làm biến đổi cả mùi vị của nó, khiến cho gừng từ tính lạnh biến thành tính nóng. Vì vậy khi sử dụng, bạn nêânr sạch và để cả vỏ gừng.
2. Không ăn gừng tươi đã bị dập, mọc mầm
Gừng tươi đã bị dập dễ sinh ra một loại chất độc cực mạnh, có thể làm thay đổi tính chất của gừng, hoại tử tế bào gan và dễ dẫn đến bệnh ung thư gan, ung thư thực quản.
Gừng bị nẫu, mọc mầm mặc dù vẫn còn vị cay nhưng cũng nguy hiểm nếu dùng vì nếu chế biến nó có thể sinh ra chất lưu huỳnh, độc tố gây tổn thương cho gan. Khi ăn loại gừng này, dạ dày và ruột hấp thụ được rất ít chất dinh dưỡng, có khi nó còn làm cho tế bào gan nhiễm độc và biến tính, tổn hại tới công năng bài tiết của gan.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loài hoa này có tên rất hay và mang ý nghĩa đẹp nhưng đại kỵ khi đặt lên ban thờ thắp hương
Những mẹo đơn giản giúp hoa tươi lâu hơn
Con rể bất an khi phát hiện bí mật trong quá khứ của mẹ vợ
Vì món nợ ân tình 20 năm trước, bố ép tôi lấy người đàn ông 'điên' còn mẹ quỳ khóc khuyên đừng hủy hoại cuộc đời
Bắt đầu lập đông, từ ngày 7/11, các con giáp sẽ gặp nhiều may mắn, vận may thăng hoa, Niết bàn sẽ tái sinh!
Cách cầm máu vết thương nhanh chóng, hiệu quả