Uống nước thế nào cho đúng: Chuyên gia phân tích loại nước tốt nhất cho cơ thể mỗi ngày
Phổi chứa đầy độc tố: 4 việc cần làm ngay nếu muốn phổi khoẻ mạnh, lọc sạch bay mọi chất độc / 2 việc "cấm" làm vào buổi sáng kẻo hại gan, hại thận, tàn phá sức khoẻ nhanh chóng mặt
1. Làm sao để biết cơ thể bị thiếu nước?
Theo bác sĩ Bay, bạn có thể nhận biết cơ thể thiếu nước thông qua những triệu chứng sau đây:
Nhức đầu.
Cơ thể mệt mỏi, uể oải, vọp bẻ (chuột rút).
Ngáp nhiều, buồn ngủ.
Có cảm giác khát nước.
Bị rối loạn tiêu hóa.
Hôi miệng.
Thèm ăn thức ăn ngọt.
Nước tiểu ít.
Để không xảy ra những triệu chứng này bạn nên uống đủ nước mỗi ngày với lượng nước vừa phải phù hợp với cơ thể của mình.
2. Một ngày uống bao nhiêu nước là đủ?
Thực tế cho thấy, uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể giải độc và phục vụ các cơ quan khác hoạt động, tuy nhiên chúng ta không nên uống quá nhiều nước trong cùng một ngày. Bởi trên thế giới đã có nhiều trường hợp bị ngộ độc nước và dẫn đến tử vong. Điển hình là cô bé 12 tuổi ở Sydney, sau khi dùng thuốc lắc ở vũ trường, về đến nhà cô bé uống liên tục nhiều nước vì nghĩ rằng sẽ giải độc cho cơ thể. Thế nhưng, sau đó cô bé bị hôn mê, phù não và tử vong.
Ảnh minh họa
Chính vì vậy, bạn cần phải thận trọng hơn về lượng nước cần đưa vào cơ thể.
Theo Bác sĩ Bay, thông thường để biết cơ thể bạn cần bao nhiêu nước mỗi ngày thì có thể tính theo công thức lấy số cân nặng (kg) chia cho 30 thì sẽ ra số lít nước cần thiết cho cơ thể bạn.
Theo đó, nếu bạn lao động nặng và ra nhiều mồ hôi thì có thể bù thêm khoảng 0.5 – 0.8 lít nước để giúp cân bằng lại lượng nước trong cơ thể.
3. Uống nước thế nào cho đúng?
Nước lạnh: 2-10 ° C
Nhiệt độ của nước lạnh thường là dưới 10 ° C và nước lạnh thay đổi tùy theo lượng nước đá, thường là 0 ° C. Loại nhiệt độ nước này rất khác với nhiệt độ cơ thể con người, vì vậy nó sẽ gây ra phản ứng sinh lý mạnh sau khi uống.
Sau khi nước lạnh vào cơ thể, tới các mạch máu trên bề mặt trong miệng, thực quản và dạ dày mà nước tiếp xúc sẽ nhanh chóng bị co lại, sự lưu thông máu cục bộ khi tiếp xúc với nước đá sẽ bị chậm lại.
Vì các mạch máu của đường tiêu hóa vốn dĩ đang chịu nhiệm vụ quan trọng là hấp thụ và vận chuyển chất dinh dưỡng, khi lưu thông máu chậm lại, nó sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và hấp thu.
Do đó, khi ăn, các bác sĩ khuyên bạn không nên uống nước đá và đồ uống có đá dưới 10 ° C, vì nó không có lợi cho việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, đặc biệt là những người có chức năng tiêu hóa yếu, có thể gây ra sự tích tụ thức ăn, khó chịu ở đường tiêu hóa và các khó chịu khác.
Nước lọc mát: 20-30 ° C
Thông thường, chúng ta thường uống loại nước này là phổ biến nhất, đây là nước ở nhiệt độ phòng, không nóng, không lạnh, theo điều kiện thời tiết thời điểm đó, nhiệt độ chung là khoảng 20-30 ° C.
Nhiệt độ nước này thực sự là thích hợp nhất để uống. Trước hết, nước gần với nhiệt độ cơ thể con người, không làm kích thích đường tiêu hóa sau khi uống, và không ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.
Ngoài ra, nước này được cho là hơi thấp hơn nhiệt độ cơ thể một chút, chúng sẽ cần được cơ thể "làm ấm" trước khi hấp thụ.
Theo nghiên cứu của Đại học Washington, quá trình "làm ấm" nước đến nhiệt độ cơ thể đòi hỏi phải đốt cháy calo.
So với những người uống nước lạnh, thì việc uống nước lọc (ở nhiệt độ phòng) có thể tiêu thụ thêm 80 calo mỗi ngày, tương đương với lượng calo của 1 quả trứng luộc, hai quả cam hoặc nửa bát cháo. Điều này có thể giúp ích dù không nhiều cho những người kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn kiêng và duy trì việc giảm cân.
Ngoài ra, sau khi bị bệnh, sốt hay tập thể dục, nhiệt độ nền của cơ thể sẽ tăng lên, và để duy trì nhiệt độ cơ thể và các chức năng sinh lý bình thường, mọi người phải giảm nhiệt độ cơ thể bằng cách đổ mồ hôi. Trong lúc này, uống nước lọc sẽ giúp hạ nhiệt độ cơ thể nhanh hơn, đồng thời bổ sung chất lỏng cho cơ thể.
Nghiên cứu y học thể thao Mỹ chứng minh rằng, uống nước lọc trong khi tập thể dục có thể duy trì ổn định nhiệt độ lõi tốt hơn và chơi thể thao sẽ cho kết quả tốt hơn.
Nước ấm: 40-50 ° C
Nước ấm, là loại nước mà khi chúng ta uống, nó có cảm giác ấm nhưng không nóng, thường là 40-50 ° C. Do bề mặt miệng và thực quản của chúng ta được bao phủ bởi màng nhầy, nhiệt độ sinh lý bình thường là 36,5-37,5 ° C và nhiệt độ ăn uống phải được duy trì ở 10-40 ° C để duy trì các chức năng sinh lý bình thường.
Nhiệt độ cao nhất có thể chịu được 50-60 ° C.
Nước ấm có thể thúc đẩy lưu thông máu và giúp tiêu hóa. Ngoài ra, nó có thể làm giảm đau thần kinh như đau nửa đầu và đau bụng kinh, khiến mọi người cảm thấy thoải mái.
Y học Trung Quốc cho rằng nước có thể nuôi dưỡng âm, nhiệt có thể làm ấm và tăng dương trong cơ thể, từ đó coi nước ấm cũng là thứ rất tốt cho sức khỏe.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười