Đời sống

Uống rượu sau khi tiêm vaccine COVID-19 có làm sao không?

Theo nghiên cứu của nhóm chuyên gia tại Đại học Y tế và Phúc lợi quốc tế Nhật Bản, uống rượu có thể cản trở sự gia tăng các kháng thể trung hòa virus SARS-CoV-2 sau khi tiêm mũi vaccine thứ ba.

Hướng dẫn bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ trước dịch bệnh COVID-19 / Sản phẩm thiết yếu con người cần dùng trong đại dịch COVID-19 hiện nay

Nghiên cứu do Phó giáo sư Retsu Fujita tại Đại học Y tế và Phúc lợi quốc tế Nhật Bản dẫn đầu cho thấy mức độ kháng thể trung bình sau khi tiêm mũi nhắc lại ở người uống rượu thấp hơn 15% so với những người không uống rượu.

Được biết, đây là nghiên cứu quy mô lớn đầu tiên của Nhật Bản về tác động của việc tiêu thụ rượu đối với hiệu quả của việc tiêm vaccine liều tăng cường.

Người dân Nhật Bản chờ tiêm mũi vaccine COVID-19 tăng cường tại một trung tâm tiêm chủng ở Osaka. Ảnh: KYODO
Người dân Nhật Bản chờ tiêm mũi vaccine COVID-19 tăng cường tại một trung tâm tiêm chủng ở Osaka. Ảnh: KYODO

Nhóm chuyên gia bắt đầu nghiên cứu này vào tháng 11/2021, bao gồm khoảng 1.000 người tại trường đại học này.

Cuộc khảo sát mới nhất được thực hiện đối với 187 người trong độ tuổi từ 21 - 77 đã được tiêm 2 liều vaccine COVID-19 từ tháng 3 - 5/2021 và tiêm mũi nhắc lại của Pfizer vào tháng 12/2021. Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra lượng kháng thể trong máu của những người tham gia, bao gồm cả mức độ của các kháng thể trung hòa ngăn ngừa nhiễm trùng.

Trong cuộc khảo sát, 102 người thừa nhận họ có uống rượu, 83 người không uống và 2 người không trả lời. Khảo sát không hỏi về lượng rượu họ tiêu thụ.

Theo kết quả nghiên cứu, không có sự khác biệt về mức độ kháng thể giữa nam và nữ. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cho biết, những người hút thuốc có xu hướng có lượng kháng thể thấp hơn những người không hút, song tác động của việc hút thuốc đối với các kháng thể vẫn nhỏ hơn so với việc uống rượu.

Nhìn chung, uống rượu có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tăng cường miễn dịch của vaccine.

 

Dẫn lời Phó giáo sư Fujita: “Trong trường hợp tiêm chủng ngừa COVID-19, thói quen uống rượu dường như hạn chế sự gia tăng kháng thể bằng cách làm giảm chức năng gan và gây áp lực cho đường ruột, nơi tập trung khoảng 70% tế bào miễn dịch”.

Mức độ kháng thể của 187 người trong cuộc khảo sát đã tăng trung bình khoảng 34 lần sau khi tiêm nhắc lại. Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng mức độ kháng thể ở những người trẻ tuổi cao hơn so với người lớn tuổi.

Theo ông Fujita, mức kháng thể của người cao tuổi có thể thấp hơn so với những người trẻ tuổi ngay cả sau khi tiêm chủng, nhưng kháng thể của họ sẽ tăng đến mức cần thiết khi tiêm mũi nhắc lại. Hiện mối quan hệ giữa biến thể Omicron và mức độ kháng thể chưa được xác định, nhưng mũi tiêm thứ 3 được kỳ vọng sẽ có hiệu quả trong ngăn ngừa các triệu chứng nghiêm trọng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm