Đời sống

Cách giảm nguy cơ lây nhiễm COVID-19 khi sống cùng F0

Nếu ai đó trong gia đình bạn có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2, thì dưới đây là giải pháp để giảm nguy cơ lây nhiễm khi F0 điều trị và cách ly tại nhà.

Tăng đề kháng phòng COVID-19: Nên làm từ gốc / Thai phụ bị sốt sau tiêm vaccine COVID-19 có nên dùng thuốc?

Việc bạn có bị lây nhiễm COVID-19 khi sống cùng nhà với F0 hay không phụ thuộc vào tình trạng tiêm chủng, khả năng giãn cách xã hội, việc đang dùng chung đồ, cách thức dọn dẹp không gian chung…

Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh tật Mỹ (CDC) khuyến cáo, điều quan trọng là phải giữ khoảng cách an toàn vớingười bệnh, bởi người ở cùng nhà sẽcó nguy cơ phơi nhiễm cho đến khi người bệnh có kết quả âm tính. Theo đó, các chuyên gia khuyến cáonhữngbiện pháp phòng ngừacụ thểdưới đây.

Các thành viên trong gia đình nên hạn chế tiếp xúc với người bệnh:

CDC thông tin, những người mắcCOVID-19 từ mức độ nhẹ đến trung bình có khả năng lây nhiễm không quá 10 ngày sau khi khởi phát triệu chứng. Người có biểu hiện nặng hơn có khả năng lây nhiễm không quá 20 ngày sau khi phát bệnh.

Đăc biệt, những người đã khỏi bệnh vẫn có thể cho kết quả dương tính trong tối đa 3 tháng sau khi nhiễm. Tuy nhiên, những cá nhân này không còn lây nhiễm trong thời gian đó.

Cách giữ an toàn cho bản thân:

Tùy theo tình trạng tiêm vaccine: Nếu chưa tiêm chủng đầy đủ, bạn nên cách ly nếu ai đó trong gia đình bị COVID-19, để tránh tiếp xúc với virus. Dù vậy, ngay cả những người đã tiêm đủ vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh, đặc biệt khi biến thể Omicron lan tràn.

Bất kể tình trạng tiêm chủng như thế nào, nếu một người cảm thấy bị ốm hoặc có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 (ngay cả khi không có triệu chứng), họ vẫn nên tự cách ly bằng cách ở nhà, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách với các thành viên trong gia đình.

Ở Mỹ, người bệnh phải tự cách ly trong 5 ngày. Nếu không có triệu chứng hoặc bị nhẹ (không sốt trong 24 giờ), có thể kết thúc cách ly nhưng cần đeo khẩu trang thêm 5 ngày khi tiếp xúc với người khác.

Xét nghiệm tại nhà: Tiếp tục theo dõi các triệu chứng và thực hiện xét nghiệm lặp lại vài ngày một lần.

Đeo khẩu trang trong nhà: Theo CDC, nếu trong gia đình có người mắcCOVID-19, các thành viên nên đeo khẩu trang vừa vặn. Khẩu trang N95 và KN95 cung cấp khả năng bảo vệ tốt nhất.

Làm sạch và khử trùng nhà thường xuyên: Nếu có thể, hãy dành một phòng ngủ và phòng tắm riêng cho người bị bệnh. Nếu không thể tách biệt, thành viên mắcCOVID-19 nên làm sạch và khử trùng các bề mặt và vật dụng sau mỗi lần dùng.

Nếu người bệnh không đủ sức khỏe để tự vệ sinh, một thành viên khác trong nhà đeo khẩu trang, găng tay để làm sạch và khử trùng khi cần thiết. Đảm bảo phòng sinh hoạt chung được thông thoáng.

Giới hạn việc chăm sóc người bệnh cho một thành viên: Càng nhiều người tiếp xúc với cá nhân bị mắc COVID-19, khả năng lây lan trong hộ gia đình càng cao.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm